Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN
Ngày soạn: 7/9/2020
Ngày dạy: 21/9/2020
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
+ Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông chia sẻ nỗi đau của bạn.
+ Hiểu được nội dung câu chuyện : tình cảm thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
2. Kĩ năng :
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn như : mãi mãi, tấm gương, xả thân, khắc phục,...
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,…
3. Thái độ : Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu thương bạn bè.
*BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1,tranh minh họa, bảng phụ, phấn.
- HS : Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1, vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động 1 : Khởi động:
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho HS trước tiết học kết hợp củng cố lại kiến thức của tiết trước.
Cách tiến hành:
+ Các em hãy cho biết tiết tập đọc hôm trước các em đã học bài gì ?
+ Mời 1 HS đọc 6 dòng đầu và cho biết Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?

+ Mời 1 HS đọc từ đầu đến… đa mang. Từ “nhận mặt” ở đây có nghĩa là gì ?

+ Mời 1 HS đọc từ Thị thơm đến …đời sau. Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào ?
* Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?



- Động viên, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là một việc làm cần thiết. Là HS các em đã làm gì để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tấm lòng của một bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.Hoạt động 2 :Luyện đọc:
Mục tiêu : Đọc đúng các tiếng, từ khó, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 25, 1 HS khá đọc toàn bài
- GV nêu giọng đọc : đối với bài này các em nên đọc với giọng trầm, buồn, thể hiện sự chia sẻ chân thành. Thấp giọng hơn khi nói đến sự mất mát:
“ … mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gởi bức thư này chia buồn với bạn”.
Cao giọng hơn khi đọc những câu động viên, an ủi: “Nhưng chắc Hồng cũng tự hào … vượt qua nỗi đau này ”.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: xúc động, chia buồn, xả thân, tự hào, vượt qua, ủng hộ,…
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (3 lượt).




-GV sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ GV ghi từ cần chữa lên bảng (nêu âm vần cần lưu ý), GV đọc mẫu

- Gọi 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 3
- Tổ chức cho các nhóm đọc trước lớp
- GV nhận xét

- GV đọc diễn cảm toàn bài (Yêu cầu HS chú ý về giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt nghỉ của cô)
3. Hoạt động 3 :Tìm hiểu bài :
Mục tiêu : Hiểu được nội dung câu chuyện : tình cảm thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?


+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì?

+ Em hiểu “hi sinh” có nghĩa là gì?


+ Đặt câu hỏi với từ “hi sinh ”.

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

- Tóm ý chính đoạn 1.
Trước sự mất mát to lớn của Hồng, bạn Lương sẽ nói gì với Hồng? Chúng em tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm
nguon VI OLET