Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

(Sáng) 09/04/2018

Tập đọc.

 HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

 

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

   - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào ca ngợi.

   - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hỉêm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

   - Trả lời được các câu hỏi trong SGK: 1,2,3,4

  2. Kỹ năng:

   - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

  3. Thái độ:

    - Học sinh có ý thức học tập, thích tìm tòi, khám phá trong học tập và trong cuộc sống.

    + Tăng cường Tiếng việt cho HS. 

II. Đồ dùng dạy hoc:

    - tranh minh hoạ.

III. Các HĐ dạy và học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài “Trăng ơi...từ đâu đến!” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi nhận xét.

- Nhận xét

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV treo tranh  minh hoạ và hỏi: - Ảnh chụp ai

- Bài đọc “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng những khó khăn, gian khổ những hi sinh mất mát đoàn thám hiểm phải trải

 

 

- 3 Hs lên bảng đọc và trả lời nội dung bài.

 

 

 

 

 

+ Quan sát ảnh chân dung đọc chú thích dưới bức ảnh.

- Lớp lắng nghe.

 

 

 

 

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang.

b/ Hướng dẫn các hoạt động

* Hoạt động 1: Luyện đọc

- GV viết lên bảng các tên riêng (Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma tan) các chỉ số chỉ ngày tháng, năm (ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1522, 1083 ngày)

- Y/c HS cả lớp đọc đồng thanh, giúp Hs đọc đúng không vấp váp các tên riêng, các chữ số.

- Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).

- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Chú ý câu hỏi:

+  Hạm đội của Ma - gien - lăng đi theo hành trình nào?

- Gọi HS giải nghĩa từ.

+ GV ghi bảng các câu dài hướng dẫn HS đọc.

- Yêu cầu HS đọc lại các câu trên.

+ GV lưu ý HS đọc đúng các từ ngữ khó đọc đã nêu ở mục tiêu.

 - Gọi một, hai HS đọc lại cả bài.

+ Lưu ý HS cần ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu.

- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, rành mạch. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả cảm hứng ngợi ca. Đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian; nhấn giọng những từ ngữ nói về sự gian khổ, những mất mát hi sinh của đoàn thám hiểm đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn thám hiểm đã thực hiện được: Khám phá, mêng mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng

 

 

- HS đọc đồng thanh các tên riêng và các chỉ số chỉ ngày tháng năm,....

 

 

 

 

 

 

- 6 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ 2 HS luyện đọc.

 

+ Luyện đọc các tiếng: Xê - vi - la, Tây Ban Nha, Ma - gien - lăng, Ma tan

- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

da, ném xác, nảy sinh, bỏ mình, không kịp, mười tám thuỷ thủ sống sót, mất bốn chiếc thuyền, gần hai trăm người bỏ mạng, khẳng định, phát hiện,

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- GDKNS: - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ. Ý tưởng.

Y/c HS đọc đoạn 1 câu chuyện trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

 

 

- Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì?

 

- GV gọi HS nhắc lại.

- Y/c HS đọc đoạn 2, 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì ?

 

 

 

 

 

- Đoàn thám hiểm đã có những tốn thất gì?

 

 

 

 

 

+ Đoạn 2, 3  cho em biết điều gì?

 

- Y/c 1HS đọc đoạn 4, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Hạm đội của Ma-gien-lăng đi theo hành trình nào?

- GV giải thích thêm: Đoàn thuyền xuất phát từ cửa biển Xê - vi - la nước Tây Ban Nha

 

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Tiếp nối phát biểu:

- Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới lạ.

- Đoạn này nói về nhiệm vụ của đoàn thám hiểm.

- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Trao đổi thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu:

- Cạn thức ăn, hết nước ngọt thuỷ thủ đoàn phải uống nước tiểu, ninh nhừ các vật dụng như giày, thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Họ phải giao tranh với thổ dân.

- Ra đi với 5 chiếc thuyền thì bị mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo Ma-tan. Chỉ còn mỗi 1 chiếc thuyền với cùng 18 thuỷ thủ sống sót.

* Những khó khăn, tổn thất mà đoàn thám hiểm gặp phải.

- 2 HS đọc thành tiếng.

 

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:

- HS thảo luận nhóm và cử đại diện báo cáo:

 

- Ý c: Đoàn thám hiểm đi từ Châu Âu (Tây Ban Nha) - Đại Tây Dương - Châu Mĩ (Nam Mĩ) - Thái Bình Dương - châu Á (Ma tan) - Ấn Độ Dương - châu Âu (Tây Ban Nha).

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

tức là từ châu Âu.

+ Nội dung đoạn 4 cho biết điều gì?

 

 

 

 

 

- Y/c 1HS đọc đoạn 5, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.

 

+ Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được kết quả gì?

 

 

 

+ Nội dung đoạn 5  cho biết điều gì?

 

 

- Y/c HS đọc thầm câu truyện trao đổi và trả lời câu hỏi.

-HS trên chuẩn:Câu chuyện giúp em hiểu gì những nhà thám tử?

 

 

 

 

* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm

- Y/c 3 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 2 đoạn của bài.

- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.

- Treo bảng ghi đoạn văn cần luyện đọc.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực Nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mêng mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

- Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng

- Hành trình của đoàn thám hiểm.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài.

+ Tiếp nối trả lời câu hỏi:

- Chuyến hành trình kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới).

+ Nội dung đoạn 5 nói lên những thành tựu đạt được của Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.

- HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi:

 

+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra 

+ Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ bí ẩn.

+ Những nhà thám hiểm có nhiều cống hiến lớn lao cho loài người ...

 

- 3 HS tiếp nối đọc 6 đoạn.

 

- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh như giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xuống biển. May sao gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

- Yêu cầu HS luyện đọc.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm cả câu truyện.

- Nhận xét về giọng đọc HS.

- Tổ chức cho HS  đọc toàn bài.

- Nhận xét

4. Củng cố:

- Ghi nội dung chính của bài.

- Gọi HS nhắc lại.

- Hỏi: Câu chuyện  giúp em hiểu điều gì?

5. Nhận xét – dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau.

 

 

- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm.

- 3 HS đọc cả bài.

 

 

- HS cả lớp.

......................................................................

(Chiều) 09/04/2018

Kể chuyện.

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

   - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.

   - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện) và trao đổi với bạn .

 2. Kỹ năng:

   - Rèn kỹ năng nghe, kể chuyện cho HS, nhận xét lời kể của bạn.

 3. Thái độ:

   - GD hs tinh thần ham học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.

   + Tăng cường Tiếng việt cho HS.

II. Đồ dùng dạy hoc:

   - Tranh ảnh minh họa trong bài học.

III. Các HĐ dạy và học:

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A/ KTBC: Đôi cánh của ngựa trắng

- Gọi 1 hs kể 2 đoạn của câu chuyện và nêu ý nghĩa truyện.

- Nhận xét

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài:

- Giới thiệu, ghi tựa

- Kiểm tra việc chuẩn bị của hs

2) HD hs kể chuyện

a) HD hs hiểu yêu cầu của bài

- Gọi hs đọc đề bài

- Gạch dưới: được nghe, được đọc , du lịch, thám hiểm.

- Gọi hs đọc các gợi ý 1,2

- Theo gợi ý, có 3 truyện đã có trong SGK. Các em có thể kể những truyện này. Bạn nào kể chuyện ngoài SGK sẽ được khen

- Gọi hs hãy nói tiếp nhau nói: Em chọn kể chuyện gì? Em đã nghe kể chuyện đó từ ai, đã đọc truyện đó ở đâu?

- Dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý bài KC, gọi hs đọc

- Nhắc nhở: Các em kể tự nhiên, với giọng kể, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn.

b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện

- Các em hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình trong nhóm đôi. Kể xong trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp.

- YC hs lắng nghe, trao đổi về câu chuyện.

 

 

- 1 hs thực hiện y/c: Phải mạnh dạn đi đây, đi đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

- 1 hs đọc to trước lớp

- Theo dõi

 

- 2 hs đọc

- Lắng nghe

 

 

 

 

- HS nối tiếp nêu

 

 

- 1 hs đọc to trước lớp

 

- Lắng nghe 

 

 

 

- Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi

 

 

 

- Vài hs thi kể chuyện trước lớp

 

- Trao đổi về câu chuyện:

+ Bạn hãy nói ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

+ Bạn có thích nhân vật chính trong câu

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

 

 

 

 

 

 

- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có truyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi hay nhất.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Về nhà kể lại câu chuyện ở lớp cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Mang đến lớp ảnh chụp về cuộc du lịch hay cuộc đi thăm người thân, đi xa đâu đó của mình.

- Nhận xét tiết học

chuyện không? Vì sao?

+ Trong câu chuyện này, bạn thích chi tiết nào nhất?

+ Bạn có suy nghĩ gì sau nghe xong câu chuyện?

- Nhận xét, bình chọn.

 

 

 

- Lắng nghe, thực hiện

........................................................................

(Chiều) 10/04/2018

Luyện từ và câu:

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LICH- THÁM HIỂM

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

   - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm BT1, 2, bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm. để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm BT3.

 2. Kỹ năng:

  - Rèn kỹ năng  sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm Du lịch - thám hiểm khi nói viết.

 3. Thái độ:

  - Có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ thuộc chủ điểm trong giao tiếp.

II. Đồ dùng dạy hoc

-Bút dạ, một số tờ giấy phiếu khổ to viết nội dung ở BT 1, 2.

III. Các HĐ dạy và học:

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với mỗi đối tượng khác nhau.

- Lớp đặt câu vào nháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét đánh giá từng HS.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục củng cố mở rộng và hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ điểm Du lịch - thám hiểm.

  b. Hướng dẫn làm bài tập:

  Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Y/cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.

- Gọi HS phát biểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 3 HS lên bảng đặt câu theo từng tình huống

- Tiếp nối đọc kết quả:

a/ Với bố:

+ Bố ơi, bố cho con tiền để mua một quyển sổ ạ!

- Xin bố cho con tiền để mua quyển sổ ạ!

b/ Với bố hoặc mẹ của bạn:

+ Bác ơi, cháu có thể ngồi nhờ bên nhà bác một lúc có được không ạ ?

- Xin bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ!

- Thưa bác, cháu muốn ngồi nhờ bên nhà bác một lúc, được không ạ !

+ Nhận xét bổ sung cho bạn.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Hoạt động cá nhân.

+ Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp:

- a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch:

- va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo thể thao, quần áo bơi lội, dụng cụ thể thao (bóng, lưới, vợt, quả cầu,... ) thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống ,...

b) Phương tiện giao thông :

 tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, xe máy, máy bay, tàu điện, xe buýt, nhà ga, sân bay, cáp treo, bến xe, vé tàu, xe đạp, xích lô .. .

c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch:

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

 

 

 

- Gọi HS khác nhận xét bổ sung.

- Nhận xét, kết luận các ý đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Y/cầu HS suy nghĩ tự làm bài vào vở.

- Gọi HS phát biểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gọi HS khác nhận xét bổ sung.

- Nhận xét, kết luận ý trả lời đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV gị ý HS viết đoạn văn dựa vào các từ qua chủ điểm du lịch thám hiểm đã tìm được để đặt câu viết thành đoạn văn 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch,..

d) Địa điểm tham quan du lịch:

phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, thác nước, đền chùa, di tích lịch sử, bảo táng, nhà lưu niệm ,...

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Hoạt động cá nhân.

+ Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp:

a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm:

 - la bàn, thiết bị, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, diêm, vũ khí ,...

b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua :

- bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, tuyết, sóng thần, cái đói cái khát, sự cô đơn, ...

c) Những đức tính cần thiết của  người tham gia:

- kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, không ngại khổ,...

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Thảo luận trong bàn, suy nghĩ viết đoạn văn

- Tiếp nối đọc đoạn văn trước lớp :

- Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 26 - 3 vừa qua trường em tổ chức đi tham quan du lịch . Sau cuộc trao đổi thảo luận lựa chọn địa điểm tham quan vì địa phương em có rất nhiều cảnh đẹp như: Suối nước nóng Bình

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

 

 

 

 

+ Nhận xét tuyên dương những HS có đoạn văn viết tốt.

4. Củng cố:

5. Nhận xét – dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết cho hoàn chỉnh đoạn văn và tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm Du lịch - Thám hiểm và học thuộc các thành ngữ đó, chuẩn bị bài sau.

Châu; Bãi biển Hồ Trà, Hồ Cốc, chùa Dinh Cô, Biển Lộc an.... nhưng cuối cùng chúng em thống nhất đi tham quan Suối nước nóng Bình Châu. Chúng em phân công nhau chuẩn bị các đồ dùng cho chuyến tham quan, lều trại, áo quần thể thao, mũ, đồ ăn, nước uống, có những bạn còn mang theo cả trứng gà để vào hồ nước sôi luộc. Ngoài ra còn có bạn mang điện thoại di động, máy nghe nhạc,. .

- Nhận xét bổ sung bình chọn bạn có đoạn văn viết đúng chủ đề và viết hay nhất.

 

 

- HS cả lớp.

............................................................

(Chiều) 10/04/2018

Tập làm văn.

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

   - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nỏ BT1, BT2.

   - Bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và từ ngữ để miêu tả côn vật đó.

 2. Kỹ năng:

   - Rèn kỹ  năng quan sát con vật.

 3. Thái độ:

    - Có ý thức học tập. Yêu quý con vật.

II. Đồ dùng dạy hoc:

Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và kết bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả con vật.

III. Các HĐ dạy và học:

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng đọc nội dung cần

 

 

- 2 HS lên bảng thực hiện.

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 


Trường Tiểu Học Thị Trấn Châu Ổ                                                              Lớp 4C

 

ghi nhớ trong tiết TLV trước (Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật).

- Gọi 2 HS nhắc lại dàn bài chi tiết tả về một con vật nuôi trong nhà.

- Nhận xét chung.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập quan sát một bài văn miêu tả con vật. Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có cách quan sát  tinh tế nhất, chi tiết nhất.

b) Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài tập 1 và 2:

- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài.

+ GV dán lên bảng bài viết “Đàn ngan mới nở” lên bảng. Dùng thước gạch chân những từ ngữ quan trọng trong bài.

Những con ngan mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí (hình dáng). Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu vàng của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ Đôi mắt chỉ bằng hột cườm đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mờ. Một cái mỏ màu nhưng hươu, vừa bằng ngón tay đứa trẻ mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước cái đầu xinh xinh vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

+ Những câu miêu tả nào em cho là hay ?

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS đứng tại chỗ nêu.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc thành tiếng.

 

- Nêu nội dung, yêu cầu đề bài.

 

+ Lắng nghe GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiếp nối nhau phát biểu:

+ Chỉ to hơn cái trứng một tí

+ Chúng có bộ lông vàng óng.

+ Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ.

+ Đôi mắt chỉ bằng hột cườm đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm

 

Giáo án: Nguyễn Thị Mai Chi Trang 1

 

nguon VI OLET