Trường Tiểu học Lê Văn Tám

TUẦN 31

Ngày soạn: 13/4/2019   

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2019

Toán

TIẾT 151: THỰC HÀNH (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

2. Kĩ năng; Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vẽ vào hình.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, Thước mét, thước dây.

2. Học sinh: SGK, vở ghi;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. Ổn định tổ chức (1') Học sinh hát

2. Kiểm tra bài cũ (3')

- 1 hs ước lượng độ dài 5 bước chân mình đi và thực hành đo độ dài đó.

- HS, Gv nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu bài(1’): - Giới thiệu mục tiêu bài học – Ghi bài  

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ. .(15')

 

- Gv nêu bài toán và gợi ý cách thực hiện:

- Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB theo cm

+ Đổi 20m = 2000 cm

+ Độ dài thu nhỏ: 2000: 400= 5 cm)

Vẽ độ dài đoạn thẳng : 5 cm

- Gv nhận xét

Muốn vẽ độ dài thu nhỏ trên bản đồ ta thực hiện qua mấy bước?

 

 

- Hs  cùng gv thực hiện

 

 

 

 

- Hs nhận xét

Thực hiện qua 3 bước.

2.Thực hành

(17')

 

Bài 1 ( 159)

- Gv gọi  hs nêu yêu cầu

- Gv yêu cầu hs làm và chữa bài

 

 

 

 

 

 

- Gv nhận xét

 

Muốn vẽ độ dài thu nhỏ trên bản đồ ta thực hiện qua mấy bước?

Bài 2 ( 159)

- Gv gọi  hs nêu yêu cầu

 

- Hs đọc yêu cầu

- Hs làm và chữa bài

Bài giải

Đổi:  3m = 300 cm

Chiều dài cáí bảng trên bản đồ là:

300 : 50 = 6 (cm)

Vẽ chiều dài cái bảng có độ dài 6cm trên bản đồ

- Hs nhận xét

Thực hiện qua 3 bước.

 

 

- Hs đọc yêu cầu

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

 

- Gv yêu cầu hs làm và chữa bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv nhận xét

- Hs làm và chữa bài

Bài giải

Đổi 8m = 800cm

                    6m = 600cm

Chiều dài phòng học trên bản đồ là:

800 : 200 = 4 (cm)

Chiều rộng phòng học trên bản đồ là:

600 : 200 = 3 (cm)

Vẽ hình chữ nhật biểu thị nền phòng học đó trên bản đồ

- Hs nhận xét.

4. Củng cố (2') Thế nào là tỷ lệ bản đồ?

Muốn vẽ độ dài thu nhỏ trên bản đồ ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?

- Gv nhận xét tiết học

5. Dặn dò (1') Chuẩn bị bài:  Tiết 152: Ôn tập về số tự nhiên.

* Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

___________________________________________

 

Chính tả (Nghe viết)

TIẾT 31: NGHE LỜI CHIM NÓI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách viết bài chính tả “Nghe lời chim nói” và làm bài tập phân biệt l/n.

2. Kĩ năng: Nghe - viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ theo thể 5 chữ.

- Làm đúng BTCT phương ngữ (2)a, (3) a.

* GDMT: Ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, bảng phụ viết bài tập 2a, 3a.

2. Học sinh: SGK, vở ghi;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định tổ chức (1') Học sinh hát

2. Kiểm tra bài cũ (3') GV đọc, hs viết: béo mẫm, lẫn lộn, nòng súng, lòng lợn, con la, quả na.

- HS, GV nhận xét.

3. Bài mới Giới thiệu bài(1’): - Giới thiệu mục tiêu bài học – Ghi bài 

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Hướng dẫn HS nghe - viết

- GV đọc bài chính tả 1

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết.

- HS đọc, lớp theo dõi trong SGK

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

(6')

- Loài chim nói về điều gì?

GDMT: Qua bài thơ trên nhắc nhở chúng ta phải biết yêu quí và bảo vệ MT thiên nhiênvà cuộc sống con người

- GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con: lắng nghe, bạt núi, ngỡ ngàng, thanh khiết, không gian, thiết tha.

 

- Cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người

 

-  HS trả lời

 

 

- HS luyện viết bảng con

 

2.Viết bài

15 phút

- GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết

- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt

- HS nghe – viết

 

- HS soát lại bài

3.Kiểm tra, nhận xét bài viết(4')

- GV kiểm tra 1 số bài của HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau

- GV nhận xét chung

 

- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả

- Hs sửa lỗi

4.Hướng dẫn hs làm bài tập CT(7')

Bài tập 2a

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a

- GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.

- Chỉ viết với l: là, lam, lạch, lẩn, lận, ...

- Chỉ viết với n: này, nãy, nằm, néo, nịt, nuối, ...

Bài tập 3a:

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3a

- GV phát phiếu cho HS làm bài

 

 

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng: núi băng, lớn nhất, Nam Cực, năm 1956, này.

 

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- Các nhóm thi đua làm bài

- Đại diện nhóm xong trước đọc kết quả

- Cả lớp nhận xét kết quả làm bài

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ

- HS phát biểu

- Cả lớp nhận xét kết quả làm bài

- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.

4. Củng cố (2')

- Hệ thống nội dung tiết học?

- Gv nhận xét tiết học

5. Dặn dò (1')

- Dặn hs về nhà học, chuẩn bị bài sau

* Rút kinh nghiệm

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............………………………

____________________________________________

Luyện từ và câu

TIẾT 61:THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng: Nhận diện được trạng ngữ trong câu(BT1, mục III),bước đầu biết được đoạn văn ngắn trong đó ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, bảng phụ viết phần nhận xét, BT1.

2. Học sinh: SGK, vở ghi;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC

1. Ổn định tổ chức (1') Học sinh hát

2. Kiểm tra bài cũ (3') Câu cảm dùng để làm gì?

- Nhờ dấu hiệu nào em có thể nhận biết được câu cảm?

- HS, GV nhận xét.

3. Bài mới Giới thiệu bài(1’): - Giới thiệu mục tiêu bài học – Ghi bài 

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Nhận xét (12')

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 1, 2, 3:

-  Gọi hs đọc nội dung bài tập.

- Phần in nghiêng giúp em hiểu điều gì?

- Em hãy đặt câu hỏi cho phần in nghiêng?

+ Ví dụ:

Vì sao I-ren trở thành nhà bác học nổi tiếng?        

Nhờ đâu I-ren trở thành nhà bác học nổi tiếng?    

Bao giờ I-ren trở thành nhà bác học nổi tiếng?          

Khi nào I – ren trở thành nhà bác học nổi tiếng?           

 - Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu và có nhận xét gì?

- Khi ta đổi vị trí của các phần in nghiêng nghĩa của câu có bị thay đổi không?

- Kết luận: Phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Đây là thành phần phụ trong câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích…của sự việc nêu trong câu.

 

- Hs đọc yêu cầu bài, làm bài và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

+ Xác định nguyên nhân

 

+ Xác định nguyên nhân

 

+ Xác định thời gian

 

+ Xác định thời gian

 

- Hs thực hiện yêu cầu

 

 

+ Hs nêu

 

- Hs nghe

 

 

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

 

 

 

 

 

2 .Ghi nhớ: .(4') 

- Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?

- Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?

 

 

 

+ Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?

- Trước CN và VN

 

- Gv yêu cầu hs nêu ghi nhớ

- Hs nêu

3.Luyện tập (16')

Bài 1 :

- Yêu cầu hs tìm trạng ngữ và nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu  (thảo luận nhóm 2)

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.                 

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.                          

c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng.Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số.

Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.     

- Gv tổ chức nhận xét        

Bài 2 (45): Viết đoạn văn ngắn

- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập

- Cho hS làm bài vào vở bài tập

- Yêu cầu hs làm bài, lần lượt đọc bài

- Gv nhận xét

 

- Hs tìm trạng ngữ và nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu (Hs làm VBT)

+ Xác định thời gian

 

+ Xác định nơi chốn

 

+ Xác định thời gian

 

 

+ Xác định nguyên nhân

 

 

 

- HS nêu yêu cầu

- Hs làm bài và chữa bài

 

 

- HS nhận xét

4. Củng cố (2') Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?

  Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?

- Gv nhận xét tiết học

5. Dặn dò (1')

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.

* Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………

__________________________________

Kể chuyện

TIẾT 31 : ÔN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lich hay thám hiểm.

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

2. Kĩ năng: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lich hay thám hiểm.

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).

- Hs giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK.

3. Thái độ: GD hs tinh thần dũng cảm, vượt qua thử thách

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá kể chuyện

2. Học sinh: SGK, vở ghi;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC

1. Ổn định tổ chức (1') Học sinh hát

2. Kiểm tra bài cũ (3') 1 hs kể lại chuyện đã nghe hay đã đọc về du lịch, thám hiểm.

- HS, GV nhận xét.

3. Bài mới Giới thiệu bài(1’): - Giới thiệu mục tiêu bài học – Ghi bài 

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1 .Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

.(8')

GV ghi đề bài: kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm.

- Gọi hs đọc đề bài

- Gv yêu cầu hs gạch chân từ quan trọng, xác định yêu cầu đề bài

 

- Gọi hs nhắc lại cách kể một câu chuyện

- Yêu cầu hs nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình sẽ kể.

- Gv treo bảng phụ

- Gọi hs đọc dàn ý bài kể chuyện

- Hs tìm hiểu yêu cầu của bài:

 

- Hs đọc đề

 

- Hs gạch chân từ quan trọng, xác định yêu cầu đề bài.

- 2 Hs nhắc lại cách kể một câu chuyện

- Hs nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình sẽ kể.

- Hs quan sát và đọc dàn ý bài kể chuyện.

2.HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

(24')

* HS thực hành kể chuyện, trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Yêu cầu hs kể chuyện trong nhóm đôi (5') Hs kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi nội dung truyện.

- Gọi hs thi kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trước lớp.

- Gv nhận xét:

- Nội dung truyện có hay không? truyện ngoài SGK hay trong SGK?Truyện có mới không?

- Kể chuyện đã biết kết hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay chưa?

- Có hiểu nội dung câu chuyện mình kể hay không?

- Hs thực hành

 

- Hs kể chuyện trong nhóm: Hs kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi nội dung truyện.

- Hs thi kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trước lớp.

- Hs nhận xét

- Hs nêu

 

 

 

 

 

 

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

 

- Gv ghi tên hs kể, tên truyện, nội dung, ý nghĩa để hs nhận xét

- Gọi cả lớp nhận xét và bình chọn.

GV đánh giá

 

 

- Hs nhận xét và đánh giá bạn

- Bình chọn bạn kể hay nhất

4. Củng cố (2')

- Nêu lại nội dung và yêu cầu của đề bài.

- Gv nhận xét tiết học

5. Dặn dò (1')

- Dặn hs chuẩn bị tiết sau: Kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại em được tham gia.

* Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

_______________________________________________

Tập đọc

TIẾT 61:ĂNG – CO VÁT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cách đọc và nội dung bài tập đọc “Ăng-co Vát.

- Hiểu nộii dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, nguy nga của Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt vời của nhân dân Cam-pu-chia. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng  chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu những công trình kiễn trúc cổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh về đền Ăng-co Vát, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

2. Học sinh: SGK, vở ghi;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định tổ chức (1') Học sinh hát

2. Kiểm tra bài cũ (3') Cho hs đọc bài: Dòng sông mặc áo và nêu nội dung bài

- HS, GV nhận xét.

3. Bài mới Giới thiệu bài(1’): - Giới thiệu mục tiêu bài học – Ghi bài 

 

 

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Hướng dẫn luyện đọc

(12')

- Gọi 1 hs khá đọc bài

- Dựa vào ND bài đọc chia bài thành mấy đoạn?

- Gv chia 3 đoạn:

- GV gọi hs nối tiếp đoạn lần 1

- Gv ghi bảng từ khóa: Ăng-co Vát, Cam-pu-chia, XII; câu dài; lưu ý cách ngắt, nghỉ hơi

- 1 hs đọc

- Hs chia theo ND bài

 

- Hs nghe và đánh dấu

- Hs đọc nối tiếp

- Hs đọc, cả lớp gạch chân từ đọc sai

 

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

 

- Gọi hs đọc nối tiếp lần 2

- Gv giải nghĩa từ:

- Gọi hs đọc 1 lần các từ chú giải SGK

- Luyện đọc nhóm đôi

 

- Gọi 1, 2 nhóm đọc cả bài

- Gv đọc bài

- Hs đọc

 

- Hs đọc

 

- Hs đọc nhóm

- Hs đọc, nêu giọng đọc

- Hs nhận xét

- Hs nghe

2.Tìm hiểu bài (12)

 

- Gọi hs đọc bài và trả lời câu hỏi:

Cho HS đọc thầm đoạn 1

- Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?

- Nêu nội dung đoạn 1?

Cho HS đọc thầm đoạn 2

- Khu đền chính đồ sộ như thế nào?

- Khu đền chính xây dụng kì công ra sao?

- Du khách cảm thấy thế nào khi thăm Ăng- co Vát? Tại sao lại như vậy?

-  Nêu nội dung đoạn 2?

Cho HS đọc thầm đoạn 3

- Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào?

- Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp?

- Đoạn 3 có nội dung chính là gì?

 

Bài Ăng-co Vát cho ta thấy điều gì?

 

 

 

- Cam-pu-chia; thế kỉ XII

 

Giới thiệu chung về khu đền Ăng- co Vát

- Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn…

- 3 tầng hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng….

- Có cảm giác như đang đi ….

 

 

Đền Ăng- co Vát được xây dựng rất to đẹp

- Hoàng hôn

 

- Hs nêu

 

Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm  của khu đền lúc hoàng hôn

Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, nguy nga của Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt vời của nhân dân Cam- pu- chia.

3.Hướng dẫn hs đọc diễn cảm(7')

 

 

- Gv HD luyện đọc: đoạn 2

- Gv HD cách đọc

- Gv gọi hs thi đọc diễn cảm

- Gv nhận xét và yêu cầu hs chọn bạn đọc hay nhất

- Gv nhận xét

- Hs đọc nối tiếp đoạn

- Hs nghe

- Hs đọc

- Hs thi đọc

 

- Hs nhận xét

 

4. Củng cố (2') Bài Ăng- co Vát cho ta thấy điều gì?

- Gv nhận xét tiết học

5. Dặn dò (1')

- Về nhà chuẩn bị bài sau: Con chuồn chuồn nước.

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

* Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………

__________________________________________

Khoa học

BÀI 61 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở  THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: nắm được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường

2. Kĩ năng: Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các –bô- níc, khí ô-xi, và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,…

- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. CHUẢN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV.

2. Học sinh: SGK, vở ghi;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC

1. Ổn định tổ chức (1') Học sinh hát

2. Kiểm tra bài cũ (3')

- Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?

- Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật?

- Để cây trồng có năng suất cao người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây?

- HS, GV nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu bài(1’): - Giới thiệu mục tiêu bài học – Ghi bài 

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường

(15')

- Cho hs quan sát SGK trang 122 và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được. Thảo luận nhóm 4(3') theo câu hỏi:

- Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?

- Những yếu tố nào cây phải lấy từ môi trường trong quá trình sống?

- Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì?

 

 

 

- Quá trình trên được gọi là gì?

 

- Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?

 

- Hs quan sát SGK trang 122 và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được theo nhóm 4.

 

+ Lấy từ môi trường: nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng.

+ Thải ra: không khí, hơi nước

+ Trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

+ Hấp thụ: Khí các – bô – níc, nước, các khoáng chất.

+ Thải ra: Khí ô – xi, hơi nước, các chất khoáng khác.

+ Quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.

+ Là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-nic, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

 

 

 

 

- Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?

 

 

 

-Treo bảng phụ: Sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp và trao đổi thức ăn ở thực vật.

 

 

 

 

 

GVKL: Trong quá trình sống, cây xanh phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-nic, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

Cây đã lấy khí ô-xi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc.

- Hs quan sát, nêu sự trao đổi chất của thực vật với môi trường. Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là quá trình quang hợp. Dưới ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ: nước, chất khoáng, khí các-bô-níc để nuôi cây

2.Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật(15')

 

- Gv tổ chức hs hoạt động nhóm đôi (3'):

+ Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật gồm sự trao đổi khí hoặc trao đổi thức ăn.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét

- Hs hoạt động nhóm đôi

 

- Hs thực hành

 

 

- Hs trình bày

- Hs nhận xét

 

4. Củng cố (2')

- Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật?

- Gv nhận xét tiết học

5. Dặn dò (1')

- Dặn hs về nhà chuẩn bị tiết sau: Động vật cần gì để sống.

* Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

__________________________________________________________________________

 

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng


Trường Tiểu học Lê Văn Tám

Ngày soạn: 14/4/2019   

Ngày giảng: Thứ ngày 17 tháng 4 năm 2019

Toán

TIẾT 152: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.

2. Kĩ năng: Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

3. Thái độ: Kiên trì, cẩn thận trong khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, vở ghi;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

1. Ổn định tổ chức (1') Học sinh hát

2. Kiểm tra bài cũ (3') Gọi HS thực hiện: Vẽ độ dài trên bản đồ biết độ dài thật là 300m và tỉ lệ bản đồ ghi 1:6000

- HS, GV nhận xét.

3. Bài mới Giới thiệu bài(1’): - Giới thiệu mục tiêu bài học – Ghi bài 

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Luyện tập (32')

Bài 1 (160) Viết theo mẫu

- Gv gọi 2 hs nêu yêu cầu

- Gv yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở

- Gv chữa bài

- Gv nhận xét

Bài củng cố kiến thức gì?

Bài 2 (160) Viết mỗi số thành tổng

- Gv gọi hs đọc yêu cầu

- Gv yêu cầu hs làm bài vào vở, bảng phụ

 

 

- Gv chữa bài và nhận xét     

Bài 3 (160)

- Gv gọi hs đọc yêu cầu

- Gv yêu cầu hs làm bài vào vở, bảng phụ

- Gv chữa bài

? Chúng ta đã học những lớp nào? Trong mỗi lớp có những hàng nào?

 

 

- Gv nhận xét

 

- Hs nêu

- Hs làm bài cá nhân vào sgk, 1 hs làm bảng phụ

- Hs chữa bài

 

Đọc viết số tự nhiên

 

- Hs nêu

- Hs làm và chữa bài

5794 = 5000 + 700 + 90 + 4                         20 292 =  20 000 + 200 +  90 +  2

190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9

- Hs nhận xét

 

- Hs nêu

- Hs làm và chữa bài

 

- Hs nêu

a) Hs đọc: 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám

Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị…

- Hs nhận xét

 

1

Giáo viên: Trần Thị Bích Phượng

nguon VI OLET