Tuần 32: Tiết 1
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 70: Bài: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục tiêu bài:
1,Phẩm chất: -Biết quý trọng thời gian.
-Biết tôn trọng những giá trị truyền thống.
2,Năng lực: -Có khả năng nhận ra tác dụng, đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
-Nhận diện được cũng như thêm đúng trạng ngữ chỉ thời gian cho phù hợp với nội dung từng câu.
-Vận dụng được câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian trong giao tiếp thực tế.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: -Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4, vở bài tập tiếng việt lớp 4.
Giáo viên: -Bảng phụ ghi bài tập, quà cho học sinh, hình ảnh minh họa…
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp trò chơi.
-Phương pháp thảo luận nhóm.
-Phương pháp vấn đáp.
-Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
IV. Tiến trình dạy học:
Nội dung/ thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

HĐ1:(5p)
Khởi động – Trò chơi hái quả


GV: Giới thiệu luật chơi cho học sinh và tổ chức cho học sinh chơi.
Mỗi học sinh chọn một quả và trả lời được những câu hỏi trong các quả ấy.
Nếu trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng.
GV:GTB: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
HS: Tham gia chơi

HS:Xác định và thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
Đặt được câu với trạng ngữ chỉ nơi chốn thích hợp.
HS: Nhắc lại tên bài

HĐ 2:(15p) Hình thành kiến thức (Khám phá)

GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 1, 2.
1.Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây:
Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:
-Tâu bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường. Theo Trần Đức Tiến
GV: Chốt ý đúng

2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu trả lời cho mục 1,2.


GV: Nhận xét, chốt lại.

GV:Yêu cầu học sinh đọc phần3.
3: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ nói trên:Đúng lúc đó

GV: Chốt lại.
GV: Thế nào là câu hỏi?
GV: Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu trạng ngữ nào?
GV: Trạng ngữ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?
Ghi nhớ:

HS: Đọc

HS: Thảo luận nhóm đôi.
Xác định được trạng ngữ trong câu.

HS: Đại diện nhóm trình bày.

1. Tìm được trạng ngữ: Đúng lúc đó

HS: Đọc đề
HS: Tiếp tục thảo luận nhóm đôi tìm câu trả lời cho mục 1,2.
HS: Giải thích được nghĩa của từ.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
Ý đúng: Nêu được: Trạng ngữ bổ sung thời gian cho câu.

HS: đọc
HS: Tự làm việc cá nhân (hỏi- đáp)
HS: Đặt câu hỏi.
HS: Đặt được câu hỏi đúng: Khi nào, lúc nào, Bao giờ, ....

HS: Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ thời gian.
HS: Trạng ngữ thời gian trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, lúc nào?, Bao giờ?,....
HS: đọc ghi nhớ Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ thời gian.
Trạng ngữ thời gian trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, lúc nào?, Bao giờ?, ....

HĐ 3:(10p) Luyện tập

Bài tập 1: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:
GV: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT1
b. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
GV: Nhận xét, chốt lại.


Bài tập 2: Thêm trạng ngữ cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc.
nguon VI OLET