BÁO GIẢNG TUẦN 4

Từ ngày 2/10/2017  đến 6/10 /2017

THỨ

NGÀY

BUỔI

TIẾT

PPCT

TIẾT DẠY

MÔN

BÀI DẠY

Thứ hai

2/10

Sáng

4

1

Chào cờ

 

7

3

Tập đọc

Một người chính trực

16

4

Toán

So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

Thứ ba

3/10

Sáng

7

3

LTVC

LT về từ ghép và từ láy

17

4

Toán

Luyện tập

Chiều

4

1

Kể chuyện

Một nhà thơ chân chính

Thứ tư

4/10

Sáng

8

1

Tập đọc

Tre Việt Nam

7

2

Tập làm văn

Cốt truyện

18

3

Toán

Yến, tạ, tấn

Chiều

7

1

Khoa

Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

4

2

Lich sử

Nước Âu Lạc

Thứ năm 5/10

Sáng

8

2

LTVC

LT về từ ghép và từ láy

19

3

Toán

Bảng đơn vị đo khối lượng

Chiều

4

1

Chính tả

Nhớ - viết : Truyện cổ nước mình

4

3

Địa lý

Hoạt động SX của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Thứ sáu

6/10

Sáng

8

1

Tập làm văn

LT xây dựng cốt truyện

20

2

Toán

Giây, thế kỉ

8

3

Khoa

Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?

4

4

GDNGLL-SH

Em làm vệ sinh và trang trí lớp học

 

1

 


Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2017

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. MỤC TIÊU:

  1/ Kiến thức: -Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2/ Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

-Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:

  +Xác định giá trị

  +Tự nhận thức về bản thân

  +Tư duy phê phán

3/ Thái độ :Làm bất cứ một việc gì chúng ta cũng cần sự chính trực và thanh liêm sẽ được mọi người quý mến.

II. CHUẨN BỊ:

1/ GV :Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .

2/ HS : SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1.Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu về nội dung .

+Em hiểu nội dung ý nghĩa của bài như thế nào ?

+Theo em,cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin 

+Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

  a . Giới thiệu bài

+ Chủ điểm của tuần này là gì ?

+ Tên chủ điểm nói lên điều gì ?

b. Luyện đọc

-GV hd giọng đọc:

   +Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?

 

 

 

-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt )

-GV kết hợp sửa sai từ HS phát âm sai, GV hệ thống ghi bảng một số từ trọng tâm sửa chữa luyện đọc cho học sinh – NX.

-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lượt 2 : Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ có ở chú giải và các từ như mục tiêu đã xác định .

-GV đọc mẫu

-GV cho hs đọc theo nhóm

-GV giao nhiệm vụ và nội dung đọc cho hs ở mỗi nhóm.

-GV gọi1 hs đọc cả bài và cả lớp đọc thầm

  c.Tìm hiểu bài

- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

 

 

- 3 HS lên bảng  thực hiện yêu cầu .

 

-HS nêu

 

-lòng biết ơn và sự đồng cảm

 

-Cậu bé chân thành thương xót ông lão, muốn giúp đỡ ông.

 

+ Măng mọc thẳng .

+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng .

 

 

- HS 3 đoạn:

+ Đoạn 1 : Tô Hiến Thành … Lý Cao Tông .

+ Đoạn 2 : Phò tá  … Tô Hiến Thành được .

+ Đoạn 3 : Một hôm … Trần Trung Tá .

-3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự :

-HS đọc các từ phát âm sai : giúp đỡ, giường bệnh, chính trực,…

 

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2

- HS đọc nghĩa của từ ở SGK

 

 

-HS đọc theo nhóm 3

 

-1 hs đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm.

 

- Đọc thầm , tiếp nối nhau trả lời .

 

1

 


+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?

+ Mọi người đánh giá ông là người như thế
nào ?

+Câu 1 : Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?

- Gọi HS đọc đoạn 2 .

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :

+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ?

+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì
sao ?

+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3 .

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :

+ Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ?

+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?

+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?

 

 

 

+ Câu 2 :Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?

+Câu 3: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?

- - Nội dung chính của bài nói lên điều gì?

  d. Luyện đọc diễn cảm

- Gọi  HS đọc nối tiếp toàn bài .

- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm đoạn 3 và đọc mẫu.

- GV cho HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.

-GV cho  HS đọc phân vai .

Tổ chức cho HS đọc cho nhau nghe NX, thi đọc cá nhân theo nhóm 1 đoạn trong bài 

- Nhận xét , cho điểm HS .

4. Củng cố, dặn dò:

+Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?

-Về nhà học bài – chuẩn bị bài: Tre Việt Nam.

+Tô Hiến Thành làm quan triều Lý .

+ Ông là người nổi tiếng chính trực .

 

+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .

- 1 HS đọc thành tiếng .

 

+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .

+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được .

1 HS đọc thành tiếng .

+ Đỗ thái hậu hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất

+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .

+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh , tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử . Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử .

+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .

+ Vì ông quan tâm đến triều đình , tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân .

+ Vì ông không màng danh lợi , vì tình riêng mà giúp đỡ , tiến cử Trần Trung Tá .

-Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của bvị quan Tô Hiến Thành .

 

-3 hs nối tiếp nhau đọc

 

 

-2 hs đọc

 

-Hs đọc phân vai

 

- Vì ông là người có tính trung thực.

TOÁN

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I.MỤC TIÊU:

  1/ Kiến thức :-Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.  Bài 1 (cột 1), bài 2 (a, c), bài 3 (a)

2/  Kĩ năng : Làm bài sạch sẽ, làm đúng các bài tập.

3/ Thái độ : Giúp hs yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ GV :

2/ HS : SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1

 


 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

  -GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

-GV chữa bài, nhận xét.

3.Bài mới :

  a.Giới thiệu bài:

 b.So sánh số tự nhiên: 

   Luôn thực hiện được phép so sánh:

-GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325, … rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.

-GV nêu vấn đề: Hãy suy nghĩ và tìm hai số tự nhiên mà em không thể xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.

  -Như vậy với hai số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì ?

  -Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.

  * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:

  -GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99.

  -Số 99 có mấy chữ số ?

  -Số 100 có mấy chữ số ?

  -Số 99 và số 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn ?

  -Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết  luận gì ?

  -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.

  -GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; …

  -GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.

  +Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên?

  +Như vậy em đã tiến hành so sánh các số này với nhau như thế nào ?

 

+Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.

 

+Nêu cách so sánh 7891 với 7578.

 

 

    -Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau ?

  -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.

  * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:

 

 

-2 HS lên bảng làm bài,

4672 = 4000 + 600 + 70 + 2

98210 = 90000 + 8000 + 200 + 10

 

 

 

-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:

+100 > 89, 89 < 100.

+456 > 231, 231 < 456.

+4578 < 6325, 6325 > 4578 …

-HS: Không thể tìm được hai số tự nhiên nào như thế.

 

-Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.

 

 

 

-100 > 99 hay 99 < 100.

-Có 2 chữ số.

- Có 3 chữ số.

-Số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn.

-Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

 

 

 

-HS so sánh và nêu kết quả: 123 < 456;
7891 > 7578.

 

 

-Các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.

+So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số tương ứng bé hơn.

+ So sánh hàng trăm 1 < 4 nên 123 < 456 hay
4 > 1 nên 456 > 123.

+ Hai số cùng có hàng nghìn là 7 nên ta so sánh đến hàng trăm. Ta có 8 > 5 nên 7891 > 7578 hay 5 < 8 nên 7578 < 7891.

+Thì hai số đó bằng nhau.

 

 

-HS nêu như phần bài học SGK.

 

 

 

1

 


  -GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên.

  +Hãy so sánh 5 và 7.

  +Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5 ?

  +Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ?

  +Trong dãy số tự nhiên số đứng sau bé hơn hay lớn hơn số đứng trước nó ?

  -GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.

  -GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10.

  +Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn ?

  +Số gần gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?

  +Số xa gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?

  c.Xếp thứ tự các số tự nhiên :

  -GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:

   +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

   +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.

  -Số nào là số lớn nhất trong các số trên ?

  -Số nào là số bé nhất trong các số trên ?

  -Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao ?

  -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.

  d.Luyện tập, thực  hành :

  Bài 1

-GV cho hs đọc y/c của bài

-GV yêu cầu HS tự làm bài.

 

 

 

 

  -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số 1234 và 999; 92501 và 92410.

  -GV nhận xét .

Bài 2

  -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

  -Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?

  -GV yêu cầu HS làm bài.

 

  -GV nhận xét .

 Bài 3

  -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

  -Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ?

  -GV yêu cầu HS làm bài.

  -GV nhận xét

-HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, …

+5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5.

+5 đứng trước 7 và 7 đứng sau 5.

 

+Số đứng trước bé hơn số đứng sau.

 

+Số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó.

 

-1 HS lên bảng vẽ.

 

-4 < 10, 10 > 4.

+Số 4 gần gốc 0 hơn, số 10 xa gốc 0 hơn.

 

+Là số bé hơn.

+Là số lớn hơn.

 

 

 

+7689,7869, 7896, 7968.

 

+7986, 7896, 7869, 7689.

 

+Số 7986.

+Số 7689.

+Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau.

 

-HS nhắc lại kết luận như trong SGK.

 

-2 hs đọc y/ c bài

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.

1234> 999                   ; 35784 < 35790

8754 < 87540              ; 925001 > 92410

39680 = 39000+680    ; 17600 = 17000+600

-HS nêu cách so sánh.

 

 

 

 

-Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

+Phải so sánh các số với nhau.

 

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a) 8136, 8316, 8361

c) 63841, 64813, 64831

-Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.

-Phải so sánh các số với nhau.

 

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a) 1984, 1978, 1952, 1942.

b) 1969, 1954, 1945, 1890.

1

 


4.Củng cố- Dặn dò:

+Muốn so sánh các số tự nhiên ta làm thế nào?

   - Về nhà làm bài tập ở VBT

  -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

5. Nhận xét tiết học:

+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

 

 

 

Thứ ba ngày 3 tháng 10 năm 2017

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY

I. MỤC TIÊU:

  1/ Kiến thức :

 - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).

2/ Kĩ năng : Trình bày to rõ, và tìm đúng các từ ghép từ láy.

3/ Thái độ : Giúp hs có vốn từ trong giao tiếp hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG:

  1/ GV : Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét .

  2/ HS : SGK, vbt, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm ttra bài cũ:

- Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ , tục ngữ ở tiết trước ; nêu ý nghĩa của 1 câu mà em thích .

- Hỏi : Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào ? Lấy ví dụ .

 

GV nhận xét.

3. Bài mới

  a. Giới thiệu bài

- Đưa ra các từ : khéo léo , khéo tay .

- Hỏi : Em có nhận xét gì về cấu tạo của những từ trên ?

 

b. Nhận xét

-  Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý .

- Yêu cầu HS suy nghĩ , thảo luận cặp đôi .

+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?

 

 

 

+  Từ truyện , cổ có nghĩa là gì ?

 

 

 

+ Từ phức nào do những tiếng có vần , âm lặp lại nhau tạo thành ?

 

 

- 2 HS thực hiện yêu cầu .

 

 

+ Từ đơn là từ có 1 tiếng : xe , ăn , uống , áo.

+ Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên : xe đạp , uống bia , hợp tác xã , …

 

 

 

- Đọc các từ  trên bảng .

- Hai từ trên đều là từ phức .

+ Từ khéo tay có tiếng , âm , vần khác nhau

+ Từ khéo léo có vần eo giống nhau .

 

- 2 HS đọc thành tiếng .

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận và trả lời câu hỏi .

+ Từ phức : truyện cổ , ông cha , đời sau , lặng im do các tiếng : truyện + cổ , ông + cha , đời + sau tạo thành . Các tiếng này đều có nghĩa .

+ Từ truyện : tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện.

Cổ : có từ xa xưa , lâu đời .

Truyện cổ : sáng tác văn học có từ thời cổ .

1

 


 

 

 

- Kết luận :

+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép .

+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy  

c. Ghi nhớ

- Yêu cầu 3 HS đọc phần  Ghi nhớ .

+ Thế nào là từ ghép , từ láy ? Cho ví dụ .

 

 

 

 

 

d. Luyện tập

  Bài 1

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu .

-GV hd hs cách làm

-GV cho từng nhóm HS làm vào nháp

- Yêu cầu HS trao đổi , làm bài .

- Gọi nhóm nào xong lên bảng làm, các nhóm khác nhận xét , bổ sung .

- Kết luận lời giải đúng

+ Từ phức : thầm thì , chầm chậm , cheo leo , se sẽ .

Thầm thì : lặp lại âm đầu th .

Cheo leo : lặp lại vần eo .

Chầm chậm : lặp lại cả âm đầu ch , vần âm

Se sẽ : lặp lại âm đầu s và âm e .

- Lắng nghe .

 

 

 

 

 

- 3 HS đọc phần ghi nhớ .

+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép . ví dụ :Từ ghép : bạn bè , thầy giáo , cô giáo , học sinh , yêu quý , mến yêu ,i…

+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy .VD:Từ láy: chăm chỉ, cần cù, thân thương, nhạt nhẽo, săn sóc, khéo léo , …

- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài

 

- Hoạt động trong nhóm .

 

-Một nhóm lên bảng ghi

- Chữa bài .

-Từ ghép : ghi nhớ, đền thờ,bờ bãi, tưởng nhớ dẻo dai, vững chắc ,thanh cao

 

- Hỏi lại HS : Tại sao em xếp từ bờ bãi vào trong từ ghép ?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu .

- Yêu cầu HS trao đổi , tìm từ và viết vào  vbt .

-GV gọi hs đọc kết quả

 

3. Củng cố- dặn dò:

+ Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ .

 

 

 

+ Từ láy là gì ? Lấy ví dụ .

 

 

- Về nhà viết lại các từ đã tìm được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các từ đó .

5. Nhận xét tiết học .

-Từ láy: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp,…

- Vì tiếng bờ tiếng bãi đều có nghĩa .

 

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .

 

+Ngay: ngay thẳng, ngay lưng, ngay đơ, ngay ngắn.

+Thẳng: thẳng tắp, thẳng băng, thẳng hàng, thẳng thắn,thẳng thớm…

+Thật: chân thật, thật lòng, thật tình, thật thà,…

 

+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép . ví dụ :Từ ghép : bạn bè , thầy giáo , cô giáo , học sinh , yêu quý , mến yêu,…

+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy .VD:Từ láy: chăm chỉ, cần cù, thân thương, nhạt nhẽo, săn sóc, khéo léo , …

 

TOÁN

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức :

1

 


- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. Bài 1, bài 3, bài 4

2/ Kĩ năng : Trình bày bài sạch sẽ, làm đúng bài tập.

3/ Thái độ : Giúp hs yêu thích học toán

II.ĐỒ DÙNG:

  1/ GV : Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.

  2/ HS : SGK, vở, bảng con

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

  -GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

  -GV chữa bài, nhận xét

3.Bài mới :

  a.Giới thiệu bài:

  b.Luyện tập:

 Bài 1

  -GV cho HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.

 

 

 

 

-GV nhận xét .

-GV yêu cầu HS đọc các số vừa tìm được.

Bài 3

  -GV viết lên bảng phần a của bài:

859 ? 67 < 859167 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống.

  -GV: Tại sao lại điền số 0 ?

 

-GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.

 Bài 4

  -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu,  gv hd hs làm sau đó làm bài.

-GV chữa bài

4.Củng cố- dặn dò:

-Về nhà làm các bài tập 5 ở SGK

- Chuẩn bị bài sau: Yến, tạ, tấn.

5. Nhận xét tiết học:

 

 

-5724, 5740, 5742

-5742, 5740, 5724

 

 

 

 

 

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

a) 0, 10, 100.

-Nhỏ nhất: 1000, 10000, 100000, 1000000.

1 hs khá lên bảng làm

b) 9, 99, 999.

+Lớn nhất: 9999, 99999, 999999, 9999999.

 

 

-HS trả lời:

+Điền số 0.

 

+Vì chỉ có số 0 là nhỏ hơn số 1

b) điền số 9    c) điền số 9   d) điền số 2

-HS nêu y/c và đọc bài mẫu. Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.

 

b) 2 < x < 5

Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là 3, 4. Vậy x là 3, 4.

 

 

 

 

KỂ CHUYỆN

MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

 

I.MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức : Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.

2/ Kĩ năng : Nghe kể lại được từng câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).

1

 


3/ Thái độ : Một con người chân chính không bao giờ khuất phụ trước khó khăn và  nguy hiểm.

II.ĐỒ DÙNG:

  1/ GV:Tranh minh họa truyện

  2/ HS : SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi  HS kể lại câu chuyện đã nghe , đã đọc về lòng nhân hậu , tình cảm thương yêu , đùm bọc lẫn nhau .

- GV nhận xét

3. Bài mới:

  a . Giới thiệu bài

-Bức tranh vẽ cảnh gì ?

 

 

  b. GV kể chuyện

-GV  kể chuyện lần 1 : Chú ý giọng kể thông thả , rõ ràng , nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua , nỗi thống khổ của nhân dân , khí phách của nhà thơ dũng cảm , không chịu khuất phục sự bạo tàn . Đoạn cuối kể với giọng hào hùng , nhịp nhanh .Vừa kể , vừa chỉ vào tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh .

- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1

-GV  kể lần 2 .

  c. Kể lại câu chuyện

  * Tìm hiểu truyện

- Yêu cầu HS trong nhóm , trao đổi , thảo luận để có câu trả lời đúng .

GV đến giúp đỡ , hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn . Đảm bảo HS nào cũng được tham gia .

- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước lên trả lời . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung cho từng câu hỏi .

- Kết luận câu trả lời đúng .

- Gọi HS đọc lại  .

+ Trước sự bạo ngược của nhà vua , dân chúng phản ứng bằng cách nào ?

 

+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?

 

 

+ Trước sự đe dọa của nhà vua , thái độ của mọi người thế nào ?

 

+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?

 

 

 

- 2 HS kể chuyện .

 

 

 

 

 

- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa , xung quanh mọi người đang la ó , một số người đang dội nước , dập lửa .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào nháp

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi , 2 HS đọc câu trả lời .

+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách , bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân .

+ Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy . Vì không thể tìm được tác giả của bài hát ấy , nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong .

+ Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục . Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua . Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng .

+ Vì vua thật sự khâm phục , kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy , nhất định không chịu nói sai sự thật .

1

 


* Hướng dẫn kể chuyện

- GV cho HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện .

- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe , nhận xét , bổ sung cho bạn .

- Gọi HS kể chuyện .

-Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau ( mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi ) – 2 lượt HS kể .

- Nhận xét , cho điểm từng HS .

- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện .

- Gọi HS nhận xét bạn kể .

- Cho điểm HS .

  * Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ ?

+ Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách .

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?

 

 

 

- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện .

- Tổ chức cho HS thi kể .

- Nhận xét  tìm ra bạn kể hay nhất , hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất .

4. Củng cố – dặn dò:

- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện .

- Nhận xét.

- Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe , sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp. Chuẩn bị bài

5.Nhận xét tiết học .

-HS kể trong nhóm

 

 

 

 

 

-4 hs kể từng đoạn

 

 

- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu .

 

 

+ Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ .

 

+ Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ , dù chết cũng không chịu nói sai sự thật .

 

+ Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn . Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục , kính trọng và thay đổi thái độ.

- 3 HS nhắc lại .

- HS thi kể và nói ý nghĩa của truyện .

 

 

 

 

 

 

Thứ tư ngày 4 tháng 10 năm 2017

TẬP ĐỌC

TRE VIỆT NAM

I.MỤC TIÊU:

1/ KIến thức :  - Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giáu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).

2/ Kĩ năng : - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
 

3/ Thái độ :

II.ĐỒ DÙNG :

1/ GV : Bảng phụ viết sẵn  đoạn thơ cần luyện đọc .

2/ HS : SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1

 


1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi  HS lên bảng đọc bài Một người chính trực và trả lời câu hỏi về nội dung bài .

+ Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?

+Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?

- GV nhận xét

3. Bài mới:

  a. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi :

+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?

 

  b. Luyện đọc 

 -GV đọc mẫu và nêu cách đọc:Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , cảm hứng ngợi ca .

+Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ?

 

 

 

 

-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 mỗi em đọc một đoạn.

-GV kết hợp sửa sai từ HS phát âm sai , Y/C HS phát hiện từ các bạn đọc sai , GV hệ thống ghi bảng một số từ :Bao, giờ, nắng nỏ,…

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa các từ ngữ có ở chú giải .

-GV gọi hs đọc chú giải SGK

  -Gv giao nhiệm vụ và nội dung đọc cho hs ở mỗi nhóm. Thời gian 2 phút.

  -Gv nhận xét.

  -Gọi1 HS đọc cả bài

c. Tìm hiểu bài

- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây  tre với người Việt Nam ?

 

 

-GV: không ai biết tre có tự bao giờ . Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa . Tre là bầu bạn của người Việt .

- GV cho HS đọc đoạn 2 , 3 .

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi .

+ Câu 1 a :Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người ?

+ Câu 1 b :Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại ?

 

-GV: Cây tre cũng như con người có lòng thương yêu đồng loại: khi khó khăn,“ bão bùng ” thì “ tay ôm tay níu ”, giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ Việt

 

 

- 3 HS đọc 3 đoạn của bài và trả lời câu hỏi.

 

 

+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .

+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .

 

 

 

 

 

+ Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre .

- 4 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự :

+ Đoạn 1 : Tre xanh ... bờ tre xanh .

+ Đoạn 2 : Yêu nhiều ...hỡi người .

+ Đoạn 3 : Chẳng may ... gì lạ đâu .

+ Đoạn 4 : Mai sau ... tre xanh .

-Hs mỗi em đọc một đoạn 1 lượt. Hs còn lại theo dõi, nhận xét.

-HS nối tiếp nhau luyện đọc từ khó: Bao, giờ, nắng nỏ,…

 

 

-HS mỗi em đọc 1đoạn 1 lượt.

 

-HS đọc nghĩa của từ ở SGK.

-HS đọc theo nhóm đôi.Mỗi em đọc 1 đoạn tùy chọn.

 

-1 hs đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm ở sgk

 

- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời .

+ Câu thơ :

Tre xanh

Xanh tự bao giờ ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh .

- Lắng nghe .

 

 

- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng .

- Đọc thầm , tiếp nối nhau trả lời .

+ Chi tiết : không đứng khuất mình bóng râm .

 

+ Hình ảnh : Bão bùng thân bọc lấy thân – tay ôm tay níu tre gần nhau thêm – thương nhau tre chẳng ở riêng – lưng trần phơi nắng phơi sương – có manh áo cộc tre nhường cho con .

 

1

 

nguon VI OLET