Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2019

CHÀO CỜ

 

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I/ Mục tiêu

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn

III/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A/ KTBC: Người ăn xin

- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin , TLCH.

Nhận xét.

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài:  Chủ điểm của tuần này là gì?

2) Bài mới:

a, HD luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

 

 

 

- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc lượt 2

- Giảng nghĩa từ: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử.

- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi

- Gọi 2 hs đọc  cả bài

- GV đọc mẫu.

* Tìm hiểu bài:

- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:

+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?

+ Mọi người đánh giá ông là người thế nào?

+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

 

 

+ Đoạn 1 kể chuyện gì?

 

 

- 3 hs nối tiếp nhau đọc bài + TLCH

 

 

 

- Măng mọc thẳng

 

- HS lắng nghe

 

 

- 3 hs nối tiếp nhau đọc

+Đoạn1: Tô Hiến Thành...Lý Cao Tông

+Đoạn 2: Tiếp ...Tô Hiến Thành được

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- 3 hs đọc trước lớp

- HS đọc giải nghĩa từ phần chú giải

 

 

- HS đọc trong nhóm đôi

- 2 hs đọc cả bài

- Lắng nghe

 

- HS đọc thầm đoạn 1

+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý

+ Ông là người nổi tiếng chính trực

 

+ Ông không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.


- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH:

+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?

+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung tá thì sao?

- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:

+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

 

Kết luận: Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước.

b/ Luyện đọc diễn cảm:

-Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

- Gv đọc mẫu đoạn luyện đọc

- Gọi 2 hs đọc lại

- Gọi hs thi đọc diễn cảm giữa các nhóm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Đỗ thái hậu, Tô Hiến Thành)

- Tuyên dương nhóm đọc hay

3/ Củng cố, dặn dò:

- Nội dung chính của bài là gì?

- Bài sau: Tre Việt Nam

Nhận xét tiết học.

+ Kể chuyển thái độ của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.

- HS đọc thầm đoạn 2

+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh

+ Do quá bận nhiều việc không đến thăm ông được.

 

+ Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.

+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân, ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung tá.

- HS lắng nghe.

 

 

 

-Cả lớp theo dõi .

+ Lời thái hậu ngạc nhiên

- HS lắng nghe

- 2 hs đọc

- 4 nhóm thi đọc

- HS nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất.

- Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước  của vị quan Tô Hiến Thành.

TOÁN

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I/ Mục tiêu:

    Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

*BT cần làm: Bài 1(cột 1), bài 2(a,c), bài 3(a)

II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A/ KTBC: Viết STN trong hệ thập phân

- Gọi hs lên bảng viết số

+ Cho các chữ số 6,5,8,4. Hãy viết 5 STN đều có 4 chữ số trên

Nhận xét.

B/ Dạy-học bài mới:

1/ Giới thiệu bài:

2/ Bài mới:

* Ta luôn thực hiện được phép so sánh với hai STN bất kì:

- Nêu từng cặp số: 100 và 88, 567 và 675, 345 và 3456. Y/c hs so sánh:

 

- 1 hs lên bảng viết,cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lần lượt trả lời: 100 lớn hơn 88, 88 bé hơn 100; 567 bé hơn 675, 675 lớn hơn 567; 345 bé hơn 3456,...


 

- Với hai STN bất kì ta luôn xác định được điều gì?

Kết luận: Với 2 STN bất kì bao giờ ta cũng so sánh được.

* Cách so sánh 2 STN bất kì:

- Ghi bảng 100 và 99. Y/c hs so sánh

- Số 99 có mấy chữ số?

- Số 100 có mấy chữ số?

- Số 99 và số 100 số nào ít chữ số hơn, số nào nhiều chữ số hơn?

- Khi so sánh hai STN với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?

- Muốn so sánh 2 số có cùng số chữ số  em làm thế nào?

 

 

 

 

- Hãy nêu cách so sánh 2 số 123 và 456?

- Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau?

- Vậy muốn so sánh 2 STN ta làm sao?

* So sánh hai số trong dãy STN và trên tia số.

- Hãy nêu dãy STN?

- Hãy so sánh 5 và 6

- 5 và 6 số nào đứng sau, số nào đứng trước?

- Từ đó ta rút ra được điều gì?

- GV vẽ tia số biểu diễn STN

* Xếp thứ tự các STN

- Ghi bảng: 7 698; 7 968; 7 896; 7 869. Y/c hs lên bảng xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

3/ Luyện tập:

Bài 1(cột 1): GV ghi từng cặp số lên bảng, gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK.

- GV chữa bài.  Sau đó gọi 1 em nêu cách so sánh

Bài 2(a,c): Bài tập y/c chúng ta làm gì?

- Y/c hs làm bài

  - Y/c hs giải thích cách sắp xếp của mình.

Bài 3(a):  Thực hiện tương tự bài 1

- Luôn xác định số nào bé hơn, số nào lớn hơn.

 

 

 

- HS trả lời: 100>99 hay 99<100

- Số 99 có 2 chữ số

- Số 100 có 3 chữ số

- Số 99 ít chữ số hơn, số 100 nhiều chữ số hơn.

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Đều có số chữ số bằng nhau.

- So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số đó bé hơn.

-Ssánh hàng trăm: 1<4 nên 123< 456

- Thì hai số đó bằng nhau

 

- Trong dãy STN số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.

- 5 < 6 hay 6 > 5

- số 5 gần gốc hơn, số 6 xa gốc hơn

 

- Trên tia số, số ở gần gốc hơn là số bé hơn, số ở xa gốc hơn là số lớn hơn.

- 3 < 7 hay 7 > 3

- 2 hs lên bảng

- Vì ta  có thể so sánh các STN nên có thể xếp thứ tự các STN từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

 

- 1 hs lên bảng làm, cả lớp thực hiện vào SGK: 1 234 > 999;       8 754 < 87 540

        39 680 = 39 680

 

- Y/c xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- 1 hs giải thích.

 

 


- Y/c hs tự làm bài

3/ Củng cố, dặn dò:

- Về nhà xem lại bài.

- Bài sau: Luyện tập

nguon VI OLET