Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2008

 

Môn : Toán                                                               Tiết: 16

 Tên bài dạy: so sánh số tự nhiên

 Thời gian dự kiến: 35 phút

A.Mục tiêu:

- Giúp h.s hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về:

+ Cách so sánh hai số tự nhiên.

+ Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.

B. ĐDDH :

C. Các HĐDH

HĐ1 : Bài cũ  : 5 em.

HĐ2 : Bài mới :

a. HDHS nhận xét cách so sánh hai số tự nhiên.

GV đưa ví dụ : 100…99 : HS so sánh, GV kết luận. Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

GV đưa ví dụ : 7541…6317. Hs so sánh, Gv kết luận : So sánh từng cặp số của từng hàng. GV rút nhận xét chung : bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định đựơc số này lớn hơn số kia bé hơn số kia hoặc bằng số kia.

b. HDHS nhận biết về sắp xếp các ố tự nhiên theo thứ tự xác định. GV đưa một nhóm số tự nhiên : 7698; 7968; 7896; 7869. GV Hướng dẫn HS xếp từ bé đến lớn, HS đọc số, G kết luận.

HĐ3 : thực hành.

Bài 1 : HS đọc yêu cầu, HS làm ở vở bài tập, HS sửa miệng, GV nhận xét.

Bài 2 : HS đọc yêu cầu, Gv hướng dẫn, HS làm ở vở bài tập, sửa miệng, GV nhận xét.

Bài 3 : Tương tự bài 1.

* Củng cố, dặn dò:

- Hướng dẫn luyện thêm.

- Chuẩn bị bài sau.

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


           Môn : Tập đọc       Tiết : 7

Tên bài dạy : Một người chính trực.

Thời gian dự kiến : 35 phút

A. Mục tiêu :

1. Đọc : - Đọc giọng lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thông thả, rỏ ràng. - - - Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rỏ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

- Đọc đúng : chính trực, quan tham tri chính sự.

2. Hiểu : - Từ ngữ : Chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu.

- Nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

B. ĐDDH : - bảng phụ.

C. Các HĐDH :

1. Bài cũ : 3 em.

2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm tên bài.

* Luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc : GV chia bài làm 3 đoạn, HS đọc nối tiếp nhau 3 lượt. GV kết hợp sửa sai và rút từ khó. HS luyện đọc từ khó. GV đọc mẫu, HS đọc lại. GV sửa sai.

* Tìm hiểu bài : GV cho HS đọc thầm đoạn 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi tương ứng ở SGK. HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý.

* GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa bài học.

* HD đọc diễn cảm : GV hướng dẫn HS đọc phân vai đoạn cuối. HS luyện đọc, GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nêu nội dung bài.

- Chuẩn bị bài sau.

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


        Môn : Đạo đức       Tiết : 4

Tên bài dạy : Vượt khó trong học tập (TT)

Thời gian dự kiến : 35 phút

  1. Mục tiêu :

- H.s cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.

- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong học tập và trong cuộc sống.

B. Tài liệu và phương tiện:

- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập .

C. Các HĐDH :

1. Kiểm tra bài cũ:

-Em hiểu thế nào là vượt khó trong học tập?

- Nêu một số tấm gương vượt khó trong học tập .

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

*HĐ1:Gương sáng vượt khó

Hđ cả lớp :Kể những  tấm gương vượt khó mà em biết .

HS kể ,rút ra ý nghĩa truyện .

GV kể HS nghe câu chuyện của bạn Lan .

*HĐ2: Xử lý tình huống:

HĐ nhóm 4:GV đưa ra tình huống

HS thảo luận đưa ra cách xử lý và sắm vai.

-Nhận xét ,tuyên dương

GV kết luận :

- Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.

-         Để học tập tốt cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn đó.

*HĐ3:Liên hệ bản thân

HS liên hệ bản thân,đưa ra những khó khăn và biện pháp khắc phục .Nxét GV chốt

3. Các hoạt động nối tiếp:

- Hướng dẫn h.s tự thực hiện theo phần thực hành sgk.

- Chuẩn bị bài sau.

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


Thứ sáu ngày 19 tháng 09 năm 2008

Môn : Luyện từ và câu    Tiết : 5

Tên bài dạy : Từ ghép và từ láy.

Thời gian dự kiến : 35 phút.

  1. Mục tiêu :

- Hiểu được từ ghép, từ láy là hai cách cấu tạo từ phức tiếng Việt. Từ ghép là từ gồm những tiễng có nghĩa ghép lạ với nhau. Từ láy là từ có tiếng hay âm, vần lặp lại với nhau.

- Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy dễ.

- Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu.

B. ĐDDH :  

- Từ điển, giấy, bút dạ.

C. Các HĐDH :

1. Bài 1. Kiểm tra bài cũ:

-Em hiểu thế nào là vượt khó trong học tập?

- Nêu một số tấm gương vượt khó trong học tập?

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện tập.

Bài tập 2: Thảo luận nhóm.

- Chia lớp làm 6 nhóm.

- Thảo luận xử lí tình huống.

- Nhận xét, khen ngợi những h.s biết vượt khó trong học tập.

Bài tập 3: Thảo luận nhóm 2.

- Trao đổi với bạn về việc em đã vượt khó trong học tập.

- Nhận xét.

Bài 4:

- Tổ chức cho h.s cả lớp trao đổi ý kiến.

- Nhận xét.

c. Kết luận chung:

- Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.

- Để học tập tốt cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn đó.

3. Các hoạt động nối tiếp:

- Hướng dẫn h.s tự thực hiện theo phần thực hàng sgk.

- Chuẩn bị bài sau.

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


Thứ sáu ngày 19 tháng 09 năm 2008

Môn : Luyện từ và câu    Tiết : 5

Tên bài dạy : Từ ghép và từ láy.

Thời gian dự kiến : 35 phút.

  1. Mục tiêu :

- Hiểu được từ ghép, từ láy là hai cách cấu tạo từ phức tiếng Việt. Từ ghép là từ gồm những tiễng có nghĩa ghép lạ với nhau. Từ láy là từ có tiếng hay âm, vần lặp lại với nhau.

- Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy dễ.

- Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu.

B. ĐDDH :  

- Từ điển, giấy, bút dạ.

: 2 em.

2. Bài mới :  * Giới thiệu bài

* Tìm hiểu bài.

 Phần nhận xét : GV đưa ví dụ, HS tìm các từ in đậm (dựa vào SGK). HS tìm các từ phức do những tiếng có nghĩa tạo thành : Truyện cổ; Ông cha. HS tìm những từ phức do những tiếng có âm hoặc vần lập lại tạo thành. GV nhận xét và kết luận.

 Phần ghi nhớ : HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. GV nêu một số ví dụ : Tình thương, thương mến. Săn sóc, khéo léo, luôn luôn. HS nhận biết từ ghép, từ láy. GV phân tích và nhận xét.

Phần luyện tập :

Bài 1 : HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn, HS làm. HS sửa miệng, GV nhận xét.

Bài 2 : HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn, HS làm. HS sửa bảng lớp. GV nhận xét, sửa chữa.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hướng dẫn luyện thêm .

- Chuẩn bị bài sau.       

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


Môn : Toán       Tiết : 17

Tên bài dạy : Luyện tập.

Thời gian dự kiến : 35 phút.

  1. Mục tiêu :

- Củng cố kĩ năng viết số, so sánh các số tự nhiên.

- Luyện vẽ hình vuông.

B. ĐDDH :  

- Hình vẽ bài tập 4.

C. Các HĐDH :

HĐ1 : Thực hành :

Bài 1+ 2 : SGK. HS làm miệng. GV nêu câu hỏi.

+ Số bé nhất : có một chữ số, có hai chữ số, có ba chữ số …

+ Số lớn nhất : có một chữ số, có hai chữ số, có ba chữ số …

+ Có bao nhiêu số có một chữ số ?

+ Có bao nhiêu số có hai chữ số ?

HS trả lời, GV nhận xét.

Bài 3 : HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn, HS làm ở vở bài tập, HS sửa miệng, GV nhận xét.

Bài 4 : HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn, HS làm ở vở bài tập, HS sửa bảng lớp, HS  nhận xét. GV sửa chữa.

* Củng cố, dặn dò:

- Hướng dẫn luyện thêm.

- Chuẩn bị bài sau.             

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


Môn : Kể chuyện       Tiết : 4

Tên bài dạy : Một nhà thơ chân chính.

Thời gian dự kiến : 35 phút.

  1. Mục tiêu :

- Dựa vào lời kẻ của g.v và tranh minh hoạ trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với cử chỉ nét mặt điệu bộ.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.

  1. ĐDDH :  

- Tranh  minh hoạ truyện.

C. Các HĐDH :

1. Bài cũ : HS kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.

2. Bài mới :  

a. Giới thịệu bài.

b. GV kể câu chuyện :.

- GV kể lần 1 kết hợp giải thích một số từ chú giải. GV kể lần 2.

c. HDHS kể chuyện : trao đổi ý nghĩa câu chuyện :

HS dựa vào câu chuyện đã nghe và trả lời các câu hỏib ở SGK. HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.

- Kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa : HS kể câu chuyện theo nhóm, GV hướng dẫn. HS thi kể, GV nhận xét, tuyên dương. Nêu ý nghĩa, GV chốt.

3. Củng cố, dặn dò:

- Kể lại toàn bộ câu chuyện.

-                           Chuẩn bị bài sau.      

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


Thứ hai ngày 22 tháng 09 năm 2008   

           Môn : Khoa học      Tiết : 7

Tên bài dạy : Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.

Thời gian dự kiến : 35 phút.

  1. Mục tiêu :

- H.s có thể giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.

- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.

  1. ĐDDH :

- Hình sgk trang 16, 17.

- Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn.

- Sưu tầm các loại đồ chơi bằng nhựa như: gà, tôm, cá, cua,…              

C. Các HĐDH :

1. Bài cũ : 3 em : HS nêu câu hỏi :

- Nêu vai trò của thức ăn nhiều vitamin, chất khoáng và chất sơ ?

- Kể tên các loại thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất sơ có nguồn gốc từ thực vật ? HS trả lời, GV nhận xét.

2. Bài mới :  - Giới thiệu bài.

- Tìm hiểu bài.

HĐ1 : Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

Mục tiêu : Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

Cách thực hiện : GV đưa yêu cầu thảo luận : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ?

HS thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét và bổ sung, GV kết luận.

HĐ2 : Cả lớp tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.

MT : Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, cần ăn ít và hạn chế.

CTH : HS đọc SGK và tìm tên nhóm thức ăn. HS trình bày, GV nhận xét và kết luận.

3. Củng cố, dặn dò:

- Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

- Chuẩn bị bài sau.

- nhận xét tiết học.               

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


Môn : Tập đọc       Tiết : 8

Tên bài dạy : Tre Việt Nam.

Thời gian dự kiến : 35 phút.

  1. Mục tiêu :

1. Đọc : - Lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm.

Đọc đúng : Tre, gầy guộc, luỹ, truyền đời.

2. Hiểu : Từ ngữ : Luỹ thành, áo cộc, tự.

Ý nghĩa : Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

3. HLT : Những câu thơ mà em thích.

  1. ĐDDH :  

- Tranh minh hoạ nội dung bài – trang 41 sgk.

- Tranh ảnh về cây tre.

- Bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc

C. Các HĐDH :

1. Bài cũ : HS đọc bài : Một người chính trực.

- GV nêu yêu câu hỏi ở SGK, HS trả lời.

- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới :  a. Giới thiệu bài .

b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc : GV chia bài làm 4 đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn : 3 lượt. GV kết hợp sửa sai và luyện đọc từ khó. GV giải nghĩa một số từ. HS đọc theo đôi bạn : 4 đôi. GV đọc lại toàn bài.

* Tìm hiểu bài : HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi ở SGK. HS trả lời, GV chốt ý và kết luận.

* HD đọc diễn cảm và HTL : GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. GV đọc mẫu, HS đọc. GV nhận xét.

- HDHS học thuộc lòng đoạn 4. HS đọc thi, GV nhận xét, tuyên dương. Cây tre tượng trưng cho điều gì? HS trả lời, GV chốt và rút ra ý nghĩa.

3. Củng cố, dặn dò:

- Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì?

- Học thuộc lòng bài thơ.

- Chuẩn bị bài sau.

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


                  Môn : Toán        Tiết : 18

Tên bài dạy : Yến, tạ, tấn.

Thời gian dự kiến : 35 phút

  1. Mục tiêu :

- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến ,tạ, tấn.

- Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với kilôgam.

- Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.

- Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.

B. ĐDDH :   

C. Các HĐDH :

HĐ1 : Giới thiệu đơn vị đo khối lượng Yến, tạ, tấn :

a. Giới thiệu đơn vị yến : HS nêu tên các đơn vị đã học : kilôgam, gam. Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam người ta còn dùng đơn vị yến.

- GV ghi bảng : 1 yến = 10 kg. HS đọc cả hai chiều.

- GV nêu ví dụ :

+ Mua 20 yến gạo tức là mua bao nhiêu kilôgam gạo ? HS trả lới, GV nhận xét.

+ Có 30 kg khoai tức là có bao nhiêu yến khoai ? HS trả lời, GV nhận xét.

b. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn : Tương tự.

HĐ2 : Thực hành :

Bài  1 : HS đọc yêu cầu ở SGK. HS làm và sửa miệng, GV nhận xét.

Bài 2 : HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn. HS làm và sửa bài ở bảng lớp. GV nhận xét, sửa chữa.

Bài 3 : Tương tự bài 1.

Bài 4 : Tương tự bài 2.

* Củng cố, dặn dò:

- Mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn.

-                           Chuẩn bị bài sau.    

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 


Thứ hai ngày 22 tháng 09 năm 2008           

 Môn : Luyện từ và câu     Tiết : 8

Tên bài dạy : Luyện tập từ ghép và từ láy.

Thời gian dự kiến : 35 phút

  1. Mục tiêu :

- Nhận diện được từ ghép, từ láy trong câu văn, đoạn văn.

- Xác định được mô hình cấu tạo của từ ghép, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy: láy vần, láy cả âm và vần.

B. ĐDDH :

- Từ điển.

- Bảng bài tập 1,2.

C. Các HĐDH :

1. Bài cũ : 3 em. GV nêu câu hỏi HS trả lới , GV nhận xét.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài.

b. Tìm hiểu bài..

Bài 1 : HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn, HS làm ở vở BT, HS sửa bài, GV nhận xét.

Bài 2 : HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn, HS làm, HS sửa miệng, GV nhận xét

Bài 3 : Tương tự bài 2.

3. Củng cố, dặn dò:

- Có những loại từ ghép nào?

- Có những loại từ láy nào?

- Chuẩn bị bài sau.

GIÁO AN                            HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH

 

nguon VI OLET