TUẦN 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
Những hạt thóc giống
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ : sững sờ, dõng dạc, hiền minh. Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc…Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
3. Thái độ:
-Giáo dụcHSluôn luôn rèn luyện tính trung thực.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ bài tập đọc . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Nội dung và hoạt động của GV
Hoạt động của HS

5’




30’
1’











10’


















9’



















































10’











3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:
- Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? của ai?
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh này em thường gặp ở đâu?




- Từ bao đời nay, những câu truyện cổ luôn là những bài học ông cha ta muốn răn dạy con cháu. Qua câu truyện Những hạt giống thóc ông cha ta muốn nói gì với chúng ta? Các em cùng học bài.
2. Nội dung
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài (Con đọc chính xác các từ ngữ trong bài và ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu)
- GV phân đoạn
Đoạn 1 : Ngày xưa… đến bị trừng phạt.
Đoạn 2 : Có chú bé … đến nảy mầm được
Đoạn 3 : Mọi người … đến của ta.
Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc… đến hiền minh
- GV gọi HS đọc tiếp nối nhau
Đọc lần 1: Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu:
“ sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc, nảy mầm”
Đọc lần 2: Giải nghĩa từ khó trong SGK
Đọc lần 3: Luyện đọc câu dài:
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt
- Luyện đọc nhóm 4
- Gọi 1-2 nhóm đọc trước lớp
b.Tìm hiểu bài:
- GV YC HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

+ Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?




GV hỏi thêm: Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không? Để thấy mưu kế gì của nhà vua?



=> Ý đoạn 1 nói lên điều gì?


-Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?

-Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì ?






- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?


- Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý? ( Dành HS khá giỏi )








=>Ý đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?


+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?


- Ghi nội dung chính của bài.
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp.
- Vậy toàn bài đọc với giọng như thế nào?
(Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính thật tha. Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng. Lời vua lúc giải thích thóc đã luộc kĩ: Ôn tồn, lúc khen ngợi Chôm dõng dạc)
- GV đọc mẫu
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc." Chôm lo lắng .....thóc giống của ta."
- GV tổ chức thi đọc giữa các tổ
- HS tham gia đọc theo vai. (Nếu còn thời gian)
C
nguon VI OLET