Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

 

 

 

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 05

 

NGÀY

TIẾT

MÔN HỌC

TÊN BÀI DẠY

THÖÙHAI

25/09/2017

21

TOÁN

LUYỆN TẬP (tr.26)

9

TẬP ĐỌC

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

5

ĐẠO ĐỨC

BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1)

5

LỊCH SỬ

NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC (tr.17)

5

CHÀO CỜ

SHĐT

 

 

 

THÖÙ BA

26/09/2017

22

TOÁN

TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (tr.26)

5

CHÍNH TẢ

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG (tr. 47)

9

TIẾNG ANH

GV  chuyên

9

L. TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG

9

KHOA HỌC

SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN (tr. 20)

 

 

 

THÖÙ TÖ

27/09/2017

23

TOÁN

LUYỆN TẬP (tr. 28)

10

TẬP ĐỌC

GÀ TRỐNG VÀ CÁO (tr.50)

5

MĨ THUẬT

GV  chuyên

9

THỂ DỤC

GV  chuyên

5

ĐỊA LÝ

TRUNG DU BẮC BỘ (tr.79)

5

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (tr.49)

THÖÙNAÊM

28/09/2017

24

TOÁN

BIỂU ĐỒ (tr.28)

9

TẬPLÀMVĂN

VIẾT THƯ (Kiểm tra viết) (tr.52)

10

L. TỪ VÀ CÂU

DANH TỪ (tr.52)

10

KHOA HỌC

ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN (tr. 22)

5

KĨ THUẬT

KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)

 

 

 

THÖÙ SAÙU

29/09/2017

25

TOÁN

BIỂU ĐỒ (Tiếp theo)

10

TẬPLÀMVĂN

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

10

TIẾNG ANH

GV  chuyên

10

THỂ DỤC

GV  chuyên

5

ÂM NHẠC

GV  chuyên

5

SH Lớp

Nhận xét tình hình lớp trong tuần

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

 

 

Thhai, ngày 25 tháng 9 năm 2017

Toán

Tiết 21: LUYỆN TẬP (tr.26)

I. MỤC TIÊU:

- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.

- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.

- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- HS1 trả lời câu hỏi:

+ 1 giờ = ? phút; 1 phút = ? giây; 7 phút = ? giây

- HS2 trả lời câu hỏi:

+ 1 TK = ? năm; 9 TK =? Năm; Năm 2002 thuộc TK thứ mấy ?

- Nhận xét cho điểm

2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu

3. Luyện tập:

Bài 1:

- GV hướng dẫn và cho HS thảo luận nhóm 4  (5 phút)

- Cho HS trình bày

 

 

 

 

 

Bài 2:

- GV gắn bảng phụ đã chuẩn bị yêu cầu từng HS lên làm và giải thích

 

 

 

 

 

 

Bài 3:

- GV cho 1HS đọc và 1 HS khác trả lời

4. Củng cố - dặn dò:

- Về xem và làm lại bài nhiều lần cho quen

- Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

 

 

- HS1: 60 phút; 60 giây; 420 giây

 

- HS2: 100 năm; 900 năm; TK thứ XXI

 

 

- HS chú ý

 

- 1 HS đọc

- HS chú ý và thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét

+ Tháng có 30 ngày: tháng 4, 6, 9, 11

+ Tháng có 31 ngày: tháng 3, 5, 7, 8, 10, 12

+ Tháng có 28 (hoặc 29) ngày: tháng 2

+ Năm nhuận là năm có 366 ngày

+ Năm không nhuận là năm có 365 ngày

- 1 HS đọc

- 3 ngày = 72 giờ; 4 giờ = 240 phút; 8 phút = 480 giây

- ngày = 8 giờ; giờ = 15 phút; phút = 30 giây

- 3 giờ 10 phút = 190 phút; 2 phút 5 giây = 125 giây; 4 phút 20 giây = 260 giây.

- 1 HS đọc

a). TK XVIII;

b). SN: 1380; TK XIV

- HS chú ý

--------------------------------------------------------

 

 

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

 

 

 

Tập đọc

Tiết 9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt các lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)

* HS HT trả lời được câu hỏi 4 SGK

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- Cho  HS1 đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và  trả lời câu hỏi 2 SGK/42

- HS2 đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và  trả lời câu hỏi: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của ai ?

 

 

- Nhận xét cho điểm

2. Giới thiệu: Trung thực là 1 đức tính đáng quí, được đề cao. Qua truyện đọc Những hạt thóc giống, các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính tung thực như thế nào ?

3. Hướng dẩn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a). Luyện đọc:

+ Đoạn 1: Ba dòng đầu.

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp

+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo

+ Đọan 4: Bốn dòng còn lại

- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn (Lần 1)

- GV nhắc nhở, sửa chữa phát âm sai, ngắt hơi đúng chỗ của câu và đọc đúng câu hỏi, câu cảm.

- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn (Lần 2)

- Cho HS đọc nhóm đôi (3-4 phút)

- Cho 2 HS đọc lại toàn bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

b). Tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc thầm toàn truyện, trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?

 

- Cho 1 HS đọc đoạn 1

+ Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?

 

 

 

- GV hỏi thêm: Thóc đã luộc chín cón nảy mầm được không ?

 

- HS1 đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi

 

- HS2 đọc thuộc lòng và trả lời: Ca ngợi cây tre, tượng trưng cho con người VN có những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng, trung thực, đoàn kết, giàu tình yêu thương nhau.

- Lắng nghe.

- HS chú ý

 

 

 

 

- HS chú ý làm dấu SGK

 

 

 

- HS đọc nối tiếp.

- HS chú ý làm dấu

 

- HS đọc nối tiếp và đọc chú giải

- HS luyện đọc nhóm

- 2 HS đọc lại bài

- HS chú ý

 

- HS đọc thầm toàn bài và nối tiếp nêu: Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.

- 1 HS đọc

+ Phát cho mỗi người dân 1 thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

- Không nảy mầm được

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

- Cho 1 HS đọc đoạn 2

+ Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?

 

+ Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì ?

 

+ Trong khi đó Chôm đã làm gì ?

 

 

 

+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác với mọi người ?

 

- Cho 1 HS đọc đoạn 3

+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ?

 

- Cho 1 HS đọc đoạn 4

* Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ?

c). Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Cho 4  đọc nối tiếp lại bài

- GV gắn bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng và đọc mẫu

- Cho HS luyện đọc nhóm 2 (2 phút)

- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp

- Nhận xét tuyên dương

4. Củng cố - dặn dò:

- Câu chuyện này muốn nói với các em điều gì ?

- Về đọc lại bài nhiều lần

- Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

 

- 1 HS đọc

+ Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm  sóc nhưng thóc không nảy mầm.

+ Mọi người nô nức  chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.

+ Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu Bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

+ Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt.

- 1 HS đọc

+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt.

- 1 HS đọc

* Vì người trung thực dám nói lên sự thật; Vì người trung thực thích nghe nói thật; VÌ người trung thựcdám bảo vệ sự thật...

 

- 4 HS đọc

- HS chú ý

 

- HS đọc nhóm 2

- HS thi đọc diễn cảm (2 -3 cặp)

 

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. / Cần sống trung thực...

- HS chú y

------------------------------------------------------

Đạo đức

Tiết 5: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

* HS HT:

- Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

* Có ý thức BVMT: Biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi người về vấn đề môi trường. (Liên hệ)

- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- HS nêu phần ghi nhớ, nói về vấn đề em đã vượt khó trong học tập

- Nhận xét

 

- HS nêu ghi nhớ và nêu mình đã vượt khó trong học tập.

 

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Trò chơi “Diễn tả”

- GV yêu cầu HS quan sát: bút, thước, SGK và nêu nhận xét của mình về đồ vật theo nhóm 4  (5 phút)

- Cho HS trình bày

- GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng 1 sự vật.

Hoạt động 2: Thảo luận tình huống SGK/9

- Cho HS thảo luận tình huống và trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống đó ? Vì sao ? theo nhóm 2 (5 phút)

- Cho HS trình bày

- GV nhận xét và bổ sung

- GV nêu:

* Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em ?

- GV kết luận:

+ Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.

+ Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến riêng của mình.

Hoạt động 3: Thảo luận BT1 SGK/9

- Cho HS đọc

- GV hướng dẫn và giao việc cho HS thảo luận nhóm đôi (3 – 4 phút)

- Cho HS trình bày

- GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì đã biết bày tỏ mong muốn nguyện vọng của mình. Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng.

Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến BT2 SGK/10

- GV hướng dẫn và cho HS thảo luận nhóm 4   (3 phút)

- GV đọc từng ý HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay.

 

- GV nhận xét: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện.

- Cho HS đọc phần ghi nhớ

4. Củng cố - dặn dò:

- Về xem và học bài kĩ.

- Chuẩn bị sau

- Nhận xét tiết học.

- HS chú ý

 

 

- HS thảo luận nhóm

- HS cầm đồ vật và nêu, HS khác nhận xét

 

- HS chú ý

 

- HS thảo luận tình huống theo nhóm

 

 

- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét

 

 

*  HS nêu nối tiếp: thiệt thòi, mất quyền lợi…

 

- HS chú ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc

- HS chú ý và thảo luận nhóm

 

- Đại diện trình bày và nhận xét

- HS chú ý

 

 

 

- HS thảo luận nhóm

- HS bày tỏ bắng cách giơ tay và giải thích.

- Lắng nghe.

 

 

 

- 3 HS đọc

 

- HS chuẩn bị

 

 

--------------------------------------------------------

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

 

 

 

Lịch sử

Tiết 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ

CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC (tr.17)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.

- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán):

+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý.

+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.

* HS HT: Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu thảo luận: “ Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ”

           Thời gian

Các mặt

Trước năm 179 TCN

Từ năm 179 TCN đến năm 938

Chủ quyền

 

 

Kinh tế

 

 

Văn hóa

 

 

- Bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Các cuộc khởi nghĩa

Năm 40

 

….

 

Năm 938

 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- Tiết trước chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu nêu phần bài học

- Nhận xét

2. Giới thiệu:

- Cuối bài học trước, chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Triệu Đà đã chiếm nước Âu Lạc. Tình hình nước Âu Lạc sau năm 179 TCN như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Viết tựa bài

3. Bài mới:

    Hoạt động 1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta

- Cho HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà… của người Hán”

 

- Nước Âu Lạc

- HS nêu

- Lắng nghe.

 

- HS chú ý

 

 

 

 

- Lặp lại

 

 

 

 

- HS đọc

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

+ Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại PK phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều đại PK phương Bắc đô hộ và phát phiếu học tập cho các nhóm (5 phút)

- GV quan sát gợi ý thêm cho các nhóm

- Cho HS trình bày                                                                                                      

 

+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản

+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm; xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp

+ Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.

- 1 HS đọc phiếu học tập và thảo luận nhóm

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét

Thời gian

Các cuộc khởi nghĩa

Năm 40

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Năm 248

Khởi nghĩa Bà Triệu

Năm 542

Khởi nghĩa Lý Bí

Năm 550

Khởi nghĩa Triệu Quang Phục

Năm 722

Khởi nghĩa mai Thúc Loan

Năm 766

Khởi nghĩa Phùng Hưng

Năm 905

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Năm 931

Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ

Năm 938

Chiến thắng Bạch Đằng

 

- GV hỏi:

* Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại PK phương Bắc ?

* Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?

* Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một ngàn năm đô hộ của các triều đại PK phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta ?

* Việc nhân dân ta đã liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại PK phương Bắc nói lên điều gì ?

4. Củng cố - dặn dò:

- Cho HS đọc phần bài học

- Về học thuộc nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài sau: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Nhận xét tiết học

 

* Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn

 

 

* Là khởi nghĩa Hai Bà Trưng

 

* Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng

 

* Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước.

 

- 2 HS đọc

- HS chú ý

 

------------------------------------------------------------

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

 

 

Thba, ngày 26 tháng 9 năm 2017

Toán

Tiết 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (tr.26)

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.

- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.

- Các bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c); Bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ viết bài toán 1.

- HS: Sgk, tập nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- GV ghi bảng: 3 phút 15 giây = ..... giây; 4 giờ 25 phút = ... phút

- Nhận xét

2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu

3. Bài mới:

    Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng:

- GV gắn bảng nhóm viết Bài toán 1 lên bảng

- GV hướng dẫn HS vẽ tóm tắt, đặt lời giải và giải bài toán

+ Can thứ nhất ? lít

+ Can thứ 2 ? lít

+ Nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2 can, mỗi can ? lít

- Cho 1 HS lên làm bài

 

 

 

 

 

- GV: Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4. Ta nói: Can thứ nhất có 6 lít, can thứ hai có 4 lít. Trung bình của mỗi can có 5 lít.

+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao ?

 

- GV ghi bảng: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của 2 số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng

- Bài toán 2 tương tự

- Số 28 là số trung bình cộng của 3 số: 25, 27, 32.

+ Muốn tìm số trung bình cộng của 3 số ta làm sao ?

4. Thực hành:

Bài 1:

 

- 1 HS lên làm và giải thích: 195 giây; 265 phút

 

- HS chú ý

 

 

 

- 1 HS đọc

 

 

+ 6 lít

+ 4 lít

+ (6 + 4 ) : 2 = 5 lít

 

- 1 HS lên làm:

       Tổng số lít dầu của 2 can là:

              6 + 4 = 10 (lít)

       Số lít dầu rót đều vào 2 can là:

              10 : 2 = 5 (lít)

                  Đáp số: 5 lít dầu

- HS chú ý

 

 

+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của 2 số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng

- HS đọc lại (3 lượt)

 

 

- HS chú ý

+ Ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

- GV gợi ý cho HS làm nhóm 2 (dãy 1 làm phần a; dãy 2 làm phần b; dãy 3 làm phần c) và phát bảng nhóm cho 3 nhóm đại diện của 3 dãy (4 phút)

- Cho HS trình bày

Bài 2:

- GV hướng dẫn cho làm bài vào vở, rồi sửa

 

 

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hướng dẫn bài 3 cho HS thi đua theo dãy (nếu còn thời gian)

- Cho HS nêu lại ghi nhớ

- Về xem và làm lại nhiều lần cho quen

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- Nhận xét tiết học

 

- 1 HS đọc

- HS làm bài theo nhóm

- HS trình bày

a). (42 + 52) : 2 = 47

b). (36 + 24 + 57) : 3 = 45

c). ( 34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42

- 1 HS đọc

- 1 HS lên sửa:

  Trung bình  mỗi em cân nặng là:

        (36 + 38+ 40+ 34) : 4 = 37 (kg)

        Đáp số: 37 kg

(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7+ 8 + 9): 9 = 5

- 3 HS nêu nối tiếp

- HS chú ý

-------------------------------------------------

Chính tả (Nghe-viết)

Tiết 5: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG (tr. 47)

I. MỤC TIÊU:

- Nghe-viết đúng và trình bày chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT 2 b; BT 3 b

* HS HT tự giải được câu đố ở BT 3b

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- GV mời 3 HS lên bảng viết, GV đọc: nghỉ chân, dân dâng, một vầng, trên sân, tiễn chân

2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu

3. Hướng dẫn HS nghe-viết:

- GV đọc toàn bài chính tả (Lần 1)

- Cho HS đọc thầm lại bài và ghi từ khó ra nháp

- Cho HS nêu từ khó và viết bảng: thóc giống, luộc kĩ, mọc được, đầu ắp, dõng dạc, truyền ngôi,

- Phân tích, so sánh  HS phân tích rồi viết từ khó vào bảng con

- GV đọc chính tả (Lần 2)

- GV nhắc HS cách viết và trình bày chính tả

- GV đọc lại chậm rãi (Lần 3)

- Yêu cầu HS đổi tập soát lỗi và gom chấm 1/3 số vở

- Nhận xét chung

3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:

Bài 2b: - GV hướng dẫn và cho HS làm bài vào VBT

- Cho HS sửa bài

- GV chốt lại: chen chân – len qua leng keng – áo len – màu đenkhen em.

- Nêu nội dung đoạn văn

- Giáo dục

 

- 3 HS lên viết, HS còn lại viết vào nháp

 

- HS chú ý

 

- HS chú ý

- HS đọc thầm và ghi từ khó

 

 

 

 

- HS quan sát, phân tích và viết vào bảng con

- HS chú ý

- HS ghi nhớ

- HS viết chính tả vào vở

- HS soát lại bài

- HS đổi tập soát lỗi

 

 

- HS làm bài vào VBT

 

- HS nối tiếp nêu miệng, nhận xét

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

Bài 3b:

- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời nhanh

- GV chim Én là loài chim báo hiệu mùa xuân

4. Củng cố - dặn dò:

- Trò chơi: thi tìm tiếng mang vần en, eng

- Về xem lại và sửa lỗi

- Chuẩn bị bài sau

- 2 HS đọc lại bài

 

- 1 HS nêu

- Lắng nghe

- HS nối tiếp trả lời và nhận xét: Chim Én

- Thi nhóm đôi (3 nhóm)

----------------------------------------------------------

Luyện từ và câu

Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ “Tự trọng” (BT3)

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- HS1 làm lại BT2/44

- HS2 làm lại BT3/44

2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1:

- GV hướng dẫn cho HS thảo luận nhóm 2 và phát bảng nhóm cho đại diện 3 dãy (5 phút)

- Cho HS trình bày

 

 

 

 

 

Bài 2:

- GV hướng dẫn cho HS thi đua đặt câu theo dãy

- Nhận xét tuyên dương dãy thắng cuộc

 

Bài 3:

- GV hướng dẫn cho HS thảo luận nhóm 2  (4 phút)

- Cho HS trình bày

 

Bài 4:

- GV hướng dẫn và cho HS thảo luận nhóm 4  (5 phút)

- Cho HS trình bày

- GV chốt lại:

+ Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.

+ Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng

4. Củng cố - dặn dò:

- Về học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT4.

- Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

 

- HS 1 nêu miệng

- HS2  nêu miệng

- HS chú ý

 

- 1 HS đọc

- HS chú ý và thảo luận nhóm

 

- HS trình bày và nhận xét:

+ Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật tình,....

+ Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, lừa đảo,....

- 1 HS đọc

- Đại diện mỗi dãy lên làm (3lượt)

+ Bạn Lan rất thật thà. / Chú em là một người rất thẳng thắn. /  Cáo là một con vật gian trá. / ....

- 1 HS đọc

- HS chú ý và thảo luận nhóm

- HS trình bày nối tiếp và nhận xét, chọn ý c: “Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình”

- 1 HS đọc

- HS thảo luận nhóm

- HS trình bày, nhận xét

 

- HS chú ý và đọc lại

 

 

 

- HS chú ý

1


Giaùo aùn lôùp 4                                                     TUAÀN 5                    Tröôøng Tieåu hoïc B Myõ Hoäi Ñoâng

-----------------------------------------------

 

Khoa học

Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN (tr. 20)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

- Nêu ích lợi của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. KTBC:

- Cho HS nêu phần mục bạn cần biết

- Nhận xét

2. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo

- GV hướng dẫn và cho HS thi đua nối tiếp theo dãy lên ghi ở bảng lớp (5- 8 phút)

 

 

- GV nhận xét và tuyên dương đội ghi nhiều,đúng là thắng cuộc

Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật

-  Yêu cầu HS quan sát các món ăn ở bảng lớp và cho biết:

+ Các món ăn nào chứa chất béo động vật ?

 

+ Các món ăn nào chứa chất béo thực vật ?

+ Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?

- GV kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu, vừng, lạc, dầu đậu nành có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy, sử dụng sử dụng cả mở lợn và dầu ăn kể trên để khẩu phần ăn có cả a-xít béo no và không no. Ngoài thịt mỡ, trong óc và các phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thứ này.

  Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn

- GV giảng: Khi thiều i-ốt, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động vì vậy dễ gây ra u tuyến giáp. Do tuyến giáp nằm ở mặt trước cổ, nên hình thành bướu cổ. Thiếu i-ốt gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể và làm ảnh hưởng tời sức khỏe, trẻ em bị kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

 

- HS nêu

 

- HS chú ý

 

 

 

- HS từng dãy nối tiếp lên ghi: thịt chiên, cá chiên, bánh chiên, thịt luộc, giò heo luộc, canh sườn, lòng,…., muối, vừng, lạc…

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời

 

+ Thịt chiên, cá chiên, thịt luộc, giò heo luộc, canh, sườn,….

+ Dầu thực vật, lạc, vừng,….

+ HS nối tiếp nêu

 

- HS chú ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý

 

 

 

 

 

 

1

nguon VI OLET