TUẦN 5
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
TẬP ĐỌC
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
Truyện dân gian Khmer
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).
HS có năng lực tốt: trả lời được câu hỏi 4.
*Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa với nội dung: đọc thuộc ít nhất 1 khổ thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tre Việt Nam.
- Nhận xét
- GV giới thiệu bài:
Những hạt thóc giống
2. Hình thành kiến thức mới:
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ?




- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1.
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: gieo trồng, nảy mầm, dõng dạc, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ,...
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2.
* Dự kiến câu văn khó:
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.
- Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình.
- Cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc), yêu cầu trưởng nhóm điều hành chung
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.


? Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
? Nhà Vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?

? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
? HS có năng lực tốt: Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý ?


? Bài tập đọc có ý nghĩa gì ?
- GV rút ra nội dung bài và ghi bảng:
=>Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
3. Thực hành kĩ năng:
Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2, đoạn 3.
+ GV đọc mẫu đoạn 2, đoạn 3.
+ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2, đoạn 3.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, đoạn 3 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét,tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- GV nhấn mạnh nội dung bài học:
? Em học được điều gì ở nhân vật Cậu bé Chôm ?
? Hàng ngày trong cuộc sống, em cần giúp bạn bè như thế nào ?
- Đọc lại câu chuyện theo vai một nhân vật trong câu chuyện.

- HS chơi trò chơi.




- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.



- HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Bài tập đọc chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Ngày xưa ... trừng phạt.
Đoạn 2 : Có chú bé ... nảy mầm được
Đoạn 3 : Mọi người ... của ta.
Đoạn 4: Phần còn lại
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó.

- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng.



- HS thực hiện.

- HS đọc phần chú giải.
- 1HS đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm 4
nguon VI OLET