Tuần 6
Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm
Tiết 1: Tập đọc:
Gà Trống và Cáo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: đon đả, dụ, loa tin, hồn lạc phách bay
- Hiểu ND: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chế tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui tươi, dí dỏm
- GD HS tinh thần cảnh giác với kẻ xấu. Đồng thời góp phần phát triển các năng lực:
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Giáo dục an ninh quốc phòng: Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy học:
1- GV: Máy tính chiếu tranh minh hoạ bài đọc, đoạn thơ cần luyện đọc.
2- HS: SGK
III.các hoạt động dạy- học CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu
* Khởi động:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Những hạt thóc giống và trả lời câu hỏi :
1/. Vì sao người trung thực là người đáng quý?
2/. Câu truyện muốn nói với em điều gì?
- Lớp nhận xét, bổ sung. Nhận xét.
* Giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới
:Hướng dẫn hs luyện đọc.
- GV chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: 10 dòng đầu
+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp
+ Đoạn 3: 4 dòng cuối.
- HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Lần 1: GV kết hợp giúp hs luyện kĩ các từ khó: quắp đuôi, bạn hữu...
+ Lần 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ chú giải : đon đả, dụ dỗ …
- hs đọc trong nhóm 3. KT 2 nhóm đọc. NX.
- đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Gà trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào?
+Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất?
+Từ “rày” nghĩa là từ đây trở đi.
+Tin tức Cáo đưa ra là bịa đặt hay sự thật? Nhằm mục đích gì?
- Gà trống làm thế nào để không mắc mưu con Cáo lõi đời tinh ranh này? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+Vì sao Gà trống không nghe lời Cáo?
+Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ “Thiệt hơn” nghĩa là gì?
-Gọi HS đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi.
+Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói?
+Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
+Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
* GDQP &AN: Theo em Gà Trống có tính gì đặc trưng?
? Cảnh giác có lợi không? tinh thần cảnh giác mới có thể phòng tránh được nguy hiểm.
-Gọi HS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi 4.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Gv chốt: Khuyên con người phải cảnh giác và thông minh như gà trống, chớ nghe theo những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu xa như cáo .
3.Hoạt động thực hành
* Luyện đọc lại.
- 3 hs đọc nối tiếp dòng thơ.
- Chọn đoạn 2 đọc diễn cảm.
- HS nêu cách ngắt nhịp và tìm giọng đọc.
- hs luyện đọc trong nhóm 4.
- Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn hs đọc hay.
- Gv tổ chức cho hs đọc thuộc lòng.
- Kiểm tra HTL.
4.Hoạt động vận dụng.
-Hỏi: Câu
nguon VI OLET