TUẦN 6

Soạn: Ngày 2  tháng 10 năm 2018  

Dạy: Thứ 2  ngày 8  tháng 10  năm 2018

 

Tập đọc

NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA

(Dạy 4A tiết 2 sáng + Dạy 4D tiết 3 chiều)

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu  nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình  yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS lòng trung thực và ý thức trách nhiệm với người thân. Ý thức được trách nhiệm của bản thân trước mọi lỗi lầm mà mình gây ra.

* KNS: Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Thể hiện sự thông cảm. Xác định giá trị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC    

- Tranh trong sách giáo khoa

- Bảng phụ ghi nội dung đọc diễn cảm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài “ Gà Trống và Cáo, nhận xét về tính cách 2 nhân vật đó.

- Nhận xét

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài

b)Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc

- Chia đoạn: bài chia 2 đoạn

+ Đoạn 1: ... rồi mang về nhà

+ Đoạn 2: đoạn còn lại

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo nhóm 4

+ Lần 1 kết hợp đọc từ khó: An – đrây – ca, khóc nấc lên, nức nở… và đọc nghỉ hơi dài sau dấu chấm than và ba chấm, đọc câu dài

Bố khó thở lắm! …//

Chơi một lúc mới nhờ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng / mua thuốc/ rồi mang về nhà.

+ Lần 2 kết hợp

 

- HS đọc và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài

 

 

 

 

 

 

+ HS đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


. giải nghĩa từ dằn vặt: đau đớn, khổ tâm một cách dai dẳng

. đặt câu với từ dằn vặt

- HS đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài: giọng trầm, buồn, xúc động

+ Ông: mệt nhọc, yếu ớt

+ Mẹ: dịu dàng, an ủi

+ An - đrây – ca: buồn, day dứt

* Tìm hiểu bài

Đoạn 1:

? Câu chuyện xảy ra khi An - đrây - ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?

? Lúc đầu mẹ sai đi mua thuốc, thái độ của An- đrây-ca thế nào?

1. An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

 

 

 

? Đoạn 1 kể với em chuyện gì?

 

Đoạn 2:

2. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?

? Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?

 

3. An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?

 

 

 

 

 

 

4. Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

=> Ý đoạn 2 nói gì?

 

 

 

- HS đọc bài theo cặp

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- An - đrây - ca 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng

 

- An - đrây – ca nhanh nhẹn đi ngay

 

- An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.

- Ý 1: An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.

 

- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.

- Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.

- An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.

An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.

Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình.

- An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.

An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.

An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.

- Ý 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và tình yêu thương đối với ông

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


 

- Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? Ghi nội dung chính của bài.

 

 

 

c) Đọc diễn cảm

- Hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc sau mỗi đoạn

- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc theo cách phân vai.

- GV chọn đoạn 2+3, hướng dẫn HS luyện đọc, GV treo bảng phụ

+ GV đọc mẫu đoạn

 

+ GV sửa mẫu

 

- GV nhận xét chung

 3 . Củng cố dặn dò.

? Liên hệ đức tính trung thực và trách nhiệm với người thân

? Em hãy nói lời an ủi bạn An – đrây – ca và đặt tên cho câu chuyện

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.

- HS nêu nội dung bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình  yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân

 

- HS đọc nối tiếp toàn bài. Cả lớp theo dõi phát hiện giọng đọc

- HS luyện đọc phân vai theo nhóm.

 

+ HS lắng nghe, tìm chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng trong đoạn

+ HS đọc mẫu

- HS đọc diễn cảm theo cặp.

- HS thi đọc diễn cảm trước lớp

- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay

 

 

- HS trả lời

 

- Chú bé An-đrây-ca.

- Tự trách mình.

- Chú bé trung thực.

- Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.

- Hãy cố gắng để làm ông vui khi nghĩ đến mình, An-đrây-ca ạ.

- Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế

 

************************************************

Toán

TIẾT 26: LUYỆN TẬP (Tr 33)

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ

- Rèn kĩ năng đọc đúng các thông tin trên biểu đồ. HS biết đọc phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ. Thực hành lập biểu đồ.

- Có ý thức học tốt toán, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :     Biểu đồ bài 1, 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:

 

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


? GV gọi HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số

? Thực hành tìm trung bình cộng của 12, 36 và 15

- Nhận xét

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: (nhóm 4)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

? Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?

 

? Mỗi hình tương ứng với bao nhiêu m vải?

- GV yêu cầu HS  làm bài, chữa bài

 

 

? Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?

? Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?

? Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?

 

 

? Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?

 

 

 

 

? Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?

? Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?

 

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: (cá nhân)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

? Biểu đồ biểu diễn gì ?

 

? Cột dọc biểu diễn gì?

? Hàng ngang biểu diễn gì?

? Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ? HS  tự làm bài.

- GV nhận xét

3 . Củng cố dặn dò.

- Củng cố cách đọc biểu đồ

- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau

- HS nêu và làm bài

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

- HS đọc yêu cầu bài

- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.

- Mỗi hình tương ứng với 100 m vải

- HS thảo luận nhóm 4 dùng bút chì làm vào SGK. Một nhóm làm bảng phụ vẽ biểu đồ bài 1

- Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.

- Đúng vì :100m x 4 = 400m

 

- Đúng, vì: tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m , tuần 3 bán 400m , tuần 4 bán 200m. So sánh ta có : 400m > 300m > 200m.

- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa.

Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa

Vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300m – 200m = 100m vải hoa.

- Điền đúng.

- Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.

 

- HS đọc yêu cầu bài

- Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.

- HS nêu

 

- Tháng 7, 8, 9.

 

- HS tự làm bài vào vở, chữa bài.

 

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


********************************************

Địa lý

TÂY NGUYÊN

 

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:

  +  Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum , Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh

  +  Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô .

-  Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt  Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. HS có thể nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.

              - Yêu thích môn học, ham thích tìm hiểu khám phá cuộc sống xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :   

-  Bản đồ địa lí tự nhiên VN

- Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:

? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?

? Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ ?

- Nhận xét

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài

b) Bài mới

* Tây Nguyên – xứ sở  của các cao nguyên xếp tầng (Làm viêc cá nhân)

- Gọi HS đọc nội dung mục 1

- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí VN: giới thiệu Tây Nguyên là vùng không giáp biển, đây là một vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên cao thấp xếp tầng lên nhau

- HS chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ hình 1 SGK .

- Dựa vào bảng số liệu xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ?

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu về 4 cao nguyên

 

- HS trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung mục 1

- HS lắng nghe

 

 

 

 

- 2 –3 em chỉ vào lược đồ

 

- HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự:

Cao nguyên

Độ cao trung bình

Đắk Lắc

400 m

Kon Tum

500 m

Pleiku

800 m

Di Linh

1000 m

Lâm Viên

1500 m

- HS lắng nghe

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


+  Cao nguyên Đắk Lắc: cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên ,bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ, đất đai phì nhiêu, đông dân nhất Tây Nguyên

+  Cao nguyên Kon Tum: rộng, bằng phẳng, có chỗ giống đồng bằng, thực vật chủ yếu là cỏ

+  Cao nguyên Di Linh: gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng, phủ bởi lớp đất đỏ ba dan. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt, vẫn có mưa trong tháng hạn nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh.

+  Cao nguyên Lâm Viên: Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao, thung lũng sâu, sông suối, có khí hậu mát lạnh quanh năm

+ Cao nguyên Pleiku nằm phần lớn trên diện tích tỉnh Gia Lai, bao gồm thành phố Pleiku và các huyện, thị xã gần đó. Cao nguyên có độ cao trung bình 800 m, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh sắc tuyệt đẹp với rừng thông, biển hồ bạt ngàn, thoang thoảng hương hoa rừng.

* Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô (Thảo luận nhóm)

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, đọc nội dung mục 2 và TLCH:

? Buôn Mê Thuộc mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ?

 

? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa, là những mùa nào ?

- Giới thiệu thêm: Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao

? Mô tả mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc sgk và bảng số liệu và TLCH:

 

- Mùa mưa vào các tháng : 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Mùa khô vào các tháng 1, 2, 3, 4, 10, 11, 12.

- Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


3. Củng cố, dặn dò

? Làm hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu cho du khách biết những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa hình và khí hậu ở Tây Nguyên

- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau

miên…..

 

- HS tham gia trò chơi

 

********************************************

Toán

TIẾT 27: LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 35)

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; Nêu được giá trị của chữ số trong một số

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột; Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào (làm BT1; 3a,b,c; 4a,b). Giảm tải: không làm bài 2

- Giáo dục HS tính chính xác khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :       

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:

? Gọi HS làm lại bài tập 2 tiết trước. Củng cố cách xem biểu đồ

- Nhận xét

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: (cá nhân)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Tổ chức cho HS tự làm bài

- Nhận xét – chữa bài

 

- HS làm bài

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài, trình bày

a. 2 835 918.

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


 

 

- Củng cố cách tìm số liền trước, liền sau của một số; các hàng của một số tự nhiên

Bài 3 a,b: (nhóm 4)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

? Biểu đồ biểu diễn gì?

 

 

- Cho HS thảo luận nhóm 4, làm bài

- Gọi HS trình bày, GV nhận xét, kết luận, chốt lại bài

 

 

? Trong khối 3, lớp nào có nhiều HS giỏi toán nhất? Lớp nào có  ít HS giỏi toán nhất?

? Trung bình mỗi lớp ba có bao nhiêu học sinh giỏi?

 

Bài 4a,b (trò chơi “ai nhanh ai đúng”)

- Gọi HS  đọc yêu cầu bài

- Gọi HS trả lời, GV kết luận; củng cố cách xác định một năm thuộc thế kỉ nào, viết tên thế kỉ bằng các chữ số La Mã

3 . Củng cố dặn dò.

- Liên hệ

? Năm 2018 thuộc thế kỉ bao nhiêu?

? Năm em sinh thuộc thế kỉ bao nhiêu

? Số liền trước, liền sau của 2018

- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bàisau

b. 2 835 916.

c. Giá trị của các chữ số 2 là: 2 000 000.

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài

- Biểu đồ biểu diễn số HS giỏi toán khối lớp ba Trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004-2005

- HS thảo luận nhóm, đọc biểu đồ

a. Khối 3 có 3 lớp, đó là lớp 3A, 3B, 3C

b. Lớp 3A có 18 HSG toán.

Lớp 3B có 27 HSG toán.

Lớp 3C có 21 HSG toán

+ Lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhiều nhất, lớp 3A có ít HS giỏi toán nhất.

 

+ Trung bình mỗi lớp 3 có số học sinh giỏi toán là:

  ( 18+ 27 + 21) : 3 = 22 (học sinh)

 

- HS đọc yêu cầu bài

- HS thi đua “ai nhanh ai đúng”

a. Năm 2000 thuộc thế kỉ XX

b. Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời

****************************************

Khoa học

MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...

- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. Biết điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.

- HS biết vận dụng cách bảo quản thức ăn ở gia đình. Có ý thức bảo quản thức ăn trong việc ăn uống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC      Phiếu hoạt động 1;  Phiếu học tập dùng cho hoạt động 3.

Điền vào bảng sau đây tên của 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn đó ở gia đình em

Tên thức ăn

Cách bảo quản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?

? Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín ?  

- Nhận xét

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài

b) Bài mới

Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn: (nhóm đôi + cá nhân)

* Mục tiêu:  Kể tên các  cách bảo quản thức ăn

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm đôi

- Các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 kể tên các cách bảo quản thức ăn, hoàn thành vào phiếu học tập

? Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?

- GV nhận xét, chữa bài

 

 

+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ? (cá nhân)

+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?

* Hoạt động 2: Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn:

 

- HS trả lời

 

 

 

 

- HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện trình bày kết quả thảo luận.

Hình

Cách bảo quản

1

Phơi khô

2

Đóng hộp

3

Ướp lạnh

4

Ướp lạnh

5

Làm mắm

6

Làm mứt (cô đặc với đường)

7

Ướp muối (cà muối)

+ HS nêu miệng

 

 

+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


(nhóm 4)

* Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn

* Cách tiến hành:

- Các loại thức ăn tươi có chứa nhều nước cà các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu, ta phải làm gì?

- Cho HS thảo luận nhóm 4 nêu

? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì

 

? Trong các cách dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm

a.      Phơi khô, sấy, nướng.

b.     Ướp muối, ngâm nước mắm.

c.      Ướp lạnh

d.     Đóng hộp

     e. Cô đặc với đường.

? Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ?

 

 

 

 

 

 

 

 

=> KL:

+ Chọn loại thức ăn còn tươi, không bị dập nát (hoặc loại bỏ phần dập nát, hỏng), làm và rửa sạch, để ráo nước

 

 

 

 

 

-HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, trình bày

- Làm cho thức ăn khô, các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc không xâm nhập được vào thức ăn

+ Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a, b, c, e.

+ Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d

 

 

 

 

- HS kể tên

*Nhóm: Phơi khô.

+Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng, miến, bánh đa, mộc nhĩ, …

+Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.

* Nhóm: Ướp muối.

+Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, cua, mực, …

+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần ruột; Trước khi sử dụng cần rửa lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn.

*Nhóm: Ướp lạnh.

+Tên thức ăn: Cá, thịt, tôm, cua, mực, các loại rau, …

+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ phần giập nát, hỏng, để ráo nước.

*Nhóm: Đóng hộp.

+Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, …

+Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ ruột.

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình


+ Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối).

 

* Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số cách bảo quản thức ăn ở nhà: (cá nhân)

* Mục tiêu:  Liên hệ một số cách bảo quản thức ăn mà gia đình áp dụng

* Cách tiến hành:

- GV phát phiếu học tập. Cho HS hoàn thành phiếu, trình bày

- GV nhận xét, củng cố lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Củng cố, dặn dò

- GọivHS đọc nội dung thông tin

- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau

*Nhóm: Cô đặc với đường.

+Tên thức ăn: Mứt dâu, mứt nho, mứt cà rốt, mứt khế, …

+Trước khi bảo quản phải chọn quả tươi, không bị dập, nát, rửa sạch, để ráo nước.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu, trình bày

Kể tên 3 - 5 loại thức ăn và nêu cách bảo quản thức ăn đó ở gia đình em

Tên thức ăn

Cách bảo quản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung thông tin

 

*******************************************************************

Soạn: Ngày 2 tháng 10 năm 2018  

Dạy: Thứ 3  ngày   tháng 10  năm 2018

 

Luyện từ và câu

DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng.

  - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1 mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2)

  - HS biết cách viết hoa danh từ chung và danh từ riêng trong thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC       

Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi.

   Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:

 

 

1

Thiết kế bài dạy  lớp 4A  / Tuần 6 /  Năm học 2018 – 2019  / Dương Thị Thanh Bình

nguon VI OLET