Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2019

 

Tiết 1:                                                  CHÀO CỜ

Sinh hoạt dưới cờ

---------------------------------------------------------------------

Tiết 2:                                                  THỂ DỤC

Giáo viên bộ môn dạy

----------------------------------------------------------------------

Tiết 3:                                                 TẬP ĐỌC

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (TL được các CH trong SGK). Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

- Giáo dục HS biết yêu quê hương đất nước.

* Xác định giá trị; Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân).

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ bài đọc tr.56 SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS Nêu nội dung chính của truyện. (Chị em tôi).

- GV nhận xét.

3. Bài mới: GTB: - Trung thu độc lập.

* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

1:  Luyện đọc:

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Bài văn được chia làm mấy đoạn?

 

 

 

- Gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn bài lần 1, GV sửa lỗi phát âm.

- Gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn bài lần 2, GV kết hợp giải nghĩa từ và h/dẫn đọc câu dài.

- Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải.

- GV đọc mẫu.

HĐ2:  Tìm hiểu bài (hoạt động cả lớp).

- GV y/cầu 1 HS đọc cả bài (lớp đọc thầm) và lần lượt đặt các câu hỏi, y/cầu HS trả lời:

+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?

 

 

 

+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?

- HS hát.

 

  2 HS thực hiện theo.

 

- HS nhận xét bạn.

- HS nhắc lại tên bài.

 

 

  1 HS đọc toàn bài.

+ Chia làm 3 đoạn.

+ Đ. 1: Đêm nay … đến của các em.

+ Đ. 2: Anh nhìn trăng… đến vui tươi.

+ Đ. 3: Trăng đêm nay … đến các em.

  3 HS nối tiếp nhau đọc lần 1.

 

  3 HS đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ khó.

  1 HS đọc phần chú giải.

- HS nghe.

 

- Cá nhân đọc và HS trả lời câu hỏi.

 

+ Trăng ngàn gió núi bao la. Trăng soi sang xuống đất nước Việt Nam độc lập yêu quý. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.

+ Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

 

 

 

+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu?

 

+ Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?

+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển ntn?

 

 

- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.

*Nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

HĐ3:  ­ớng dẫn HS đọc diễn cảm:

- Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài, yêu cầu HS lớp tìm giọng đọc của bài.

- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.

- Y/cầu  HS luyện đọc theo cặp và đọc thi.

- GV nhận xét đánh giá.

4. Củng cố:    

+ Nội dung bài nói gì?

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò: 

- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài: Ở Vương quốc tương lai.

tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều.

+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.

+ Hình ảnh nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.

+ Em mơ ước nước ta có một nề công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới.

+ Em mơ ước nước ta không còn hộ nghèo và trẻ em lang thang.

 1 HS đọc thành tiếng.

 

- HS ghi nội dung.

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi và tìm giọng đọc của bài..

- HS xung phong đọc phân vai.

- HS đọc cặp đôi, 4 HS đọc thi.

- HS lắng nghe.

 

+ HS nhắc lại ND...

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

-------------------------------------------------------------------

Tiết 4:                                                       TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phếp trừ.

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

- HS làm bài tập: 1, 2, 3. Các bài còn lại HS khá giỏi làm.

II. Đồ dùng dạy - học:

- SGK.

III. Hoạt động dạy - học: 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: Hát.

2. Bài cũ:

- Gọi 2 HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép cộng trừ 2 số tự nhiên. 2 HS lên bảng thực hiện phép tính

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: - GTB: Luyện tập.

- HS hát.

 

  2 HS nêu, 2 HS làm bảng lớp, HS lớp theo dõi.

- HS lớp nhận xét, bổ sung.

- HS nhắc lại tên bài.

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

: - Hoạt động cả lớp.

Bài 1:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

a). Viết bảng phép tính 2416 + 5164, y/c HS làm nháp, 1 HS lên làm bảng lớp.

 

- Y/c HS lấy tổng trừ đi một số hạng và cho biết kết quả tìm được là gì?

 

 

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

 

- Cho HS biết các em vừa thực hiện phép thử tính cộng.

+ Vậy muốn thử phép cộng ta làm thế nào?

 

 

 

b). Y/c HS thực hiện các phép tính ở phần 1b và thử lại.

- Gọi 3 HS lên làm bảng lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

a). Viết bảng phép tính 6839 - 482, y/c HS làm nháp, 1 HS lên làm bảng lớp.

- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn

- Y/c HS lấy hiệu cộng với số trừ và cho biết kết quả tìm được là gì?

- Các em vừa thực hiện phép thử tính trừ.

+ Vậy muốn thử phép trừ ta làm thế nào?

 

 

 

b). Y/c HS thực hiện các phép tính ở phần

 

Bài 1:

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

 

  1 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp.

 

           thử lại   

 

  2 HS nhận xét bài của bạn.

- HS nêu kết quả tìm được là số hạng còn lại .

 

+ Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng , nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng

3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện và thử lại 1 phép tính, HS cả lớp làm vào vở.

 

thử lại  

 

thử lại  

 

thử lại

- HS nhận xét bài của bạn.

Bài 2:

 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

1 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp.

 

- HS nhận xét.

- Kết quả tìm được là số bị trừ.

 

 

+Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng.

- Vài HS nhắc lại

  3 HS làm bảng, cả lớp làm vào vở

 

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

b vào vở và thử lại.

- Gọi 3 HS lên làm bảng lớp.

 

 

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 3:  - Tìm x?

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở.

- Yêu cầu HS giải thích cách tìm x.

 

- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- GV nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố: 

- Gọi 2 HS nêu cách thử lại phép cộng, trừ

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS chuẩn bị bài mới cho tiết sau.

        thử lại    

        thử lại    

        thử lại    

 

- HS nhận xét bài của bạn.

Bài 3:

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

2 HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở.

x + 262 = 4848

x           = 4848 - 262

x           = 4586 

x – 707 = 3535

x           = 3535+707

x           = 4242

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- HS nhận xét.

 

  2 HS nêu lại....

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe thực hiện.

 

Tiết 5:                                                   ĐẠO ĐỨC

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA

I. Mục tiêu:

- Nêu được được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

- Biết dược ích lợi của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống hằng ngày.

- KNS: - Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí tiền của.

             - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.

II. Đồ dùng dạy - học:

- SGK Đạo đức lớp 4.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: 

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: - GTB: Tiết kiệm tiền của.

HĐ1: Thảo luận nhóm.

+ Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.

+ Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.

+ Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong

- HS hát.

 

  2 HS trả lời trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS nhắc lại.

- HS các nhóm thảo luận:

- Đại diện từng nhóm trình bày.

 

- HS thảo luận và đại diện trả lời.

 

 

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

sinh hoạt hằng ngày.

*GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.

- GV nhận xét, đánh giá.

HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ

a). Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

b). Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.

c). Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.

d). Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.

* GV kết luận:

+ Các ý kiến  c, d  là đúng.       +  a, b là sai.

- GV nhận xét, đánh giá.

HĐ3: Thảo luận nhóm.(Chia lớp thành 2 nhóm).

Nhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?

Nhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?

* GV kết luận chung về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.

- GV nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố:

+ Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13).

+ Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7-SGK/13).

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS chuẩn bị bài mới cho tiết sau.

 

+ HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở 3- tiết 1- bài 3.

 

 

 

 

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

* HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

+ HS sưu tầm.

 

+ HS tự liên hệ.

 

- HS nhận xét, lắng nghe.

 

- HS lăng nghe và thực hiện.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 6:                                                LỊCH SỬ

 

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO

(NĂM 938)

I. Mục tiêu:

- Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng 

- Tường thuật được diễn biến trận Bạch Đằng 

- Hiểu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc: Chiến thắng trận Bạch Đằng và viẹc do Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn 1000 năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc

II. Đồ dùng dạy - học:

- Hình minh họa trong SGK. 

- GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định: - Hát.

2. Bài cũ:

- Gọi 2 HS trả lời bài cũ.

- HS hát.

 

  2 HS trả lời.

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

+ Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta?

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: - GTB: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938)

HĐ1: Làm việc cá nhân.

- Gọi 1 HS nêu y/c bài tập.

- Yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền:

  Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây).

  Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.

  Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán.

  Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua.

- GV nhận xét và bổ sung.

HĐ2: Làm việc cả lớp.

+ Cửa sông Bạch Đằng ở đâu?

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?

+ Trận đánh diễn ra như thế nào?

 

+ Kết quả trận đánh ra sao?

 

 

- GV nhận xét đánh giá.

3: Làm việc nhóm.

- GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận:

+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận.

*Kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ.

4. Củng cố:

+ Gọi 2 HS đọc phần bài học trong SGK.

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.

 

 

- HS nhận xét bổ sung..

- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.

 

 

1 HS nêu y/c bài tập.

- HS điền dấu x vào trong phiếu HT của mình.

+ Ngô Quyền là người Đường Lâm. Ông là người có tài, có đức, có lòng trung thực và căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân tộc.

- HS nhận xét, bổ sung

 

+ Nằm ở Quảng Ninh.

+ Dựa vào thuỷ triều để đóng cọc đánh giặc.

+ Trận đánh diễn ra ác liệt lợi thể chủ động nghiêng về phía ta.

+ Kết quả quân ta thắng lợi hoàn toàn, quân địch chết đến quá nửa……

- HS lắng nghe.

 

- HS nhóm nhận phiếu và làm việc.

+ Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô.

- HS thảo luận sau đó trình bày.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

  2 HS đọc.

- HS lắng nghe tiếp thu.

 

- HS lắng nghe về nhà thực hiện.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2019

 

Tiết 1:                                                      TOÁN

BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.

- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa hai chữ.

- HS làm bài tập 1, 2 ( a, b), 3. Các bài còn lại HS khá giỏi làm.

- GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính.

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

II. Đồ dùng dạy - học;

- VBT, bảng phụ, SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: - Hát.

2. Bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: GTB: - Biểu thức có chứa 2 chữ.

HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ

a. Biểu thức có chứa 2 chữ:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?

- Treo bảng số và hỏi:

+ Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì 2anh em câu được mấy con cá?

- Viết 3 vào cột Số cá của anh và viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của 2 anh em.

- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.

+ Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá thì số cá hai anh em câu được là bao nhiêu con?

- Giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa 2 chữ. (ghi bảng)

b.  Giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ

- Hỏi và viết bảng;

+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a+b bằng bao nhiêu?

- Khi đó ta nói: 5 là một giá trị của biểu thức

a + b

- Làm tương tự với các giá trị khác của a và b. a = 4 và b = 0 ; a = 0 và b = 1

+ Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào?

+ Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì?

HĐ2: - Luyện tập.

Bài 1:

- Gọi 1 HS nêu y/cầu BT.

- Yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó tự làm bài

 

 

 

- HS hát.

 

  2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.

X + 320 = 415           X - 213 = 87

       X   =  415 - 320         X  =  87 + 213

        X   =  735                  X  =  300

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

 

  1 HS nêu yêu cầu bài tập.

 

+ Lấy số cá của anh cộng với số cá của em.

 

+ Hai anh em câu được 3 + 2 con cá.

 

 

 

 

- HS nêu số con cá của 2 anh em trong từng trường hợp.

+ Hai anh em câu được a + b con cá.

 

 

 

 

 

 

+   Nếu a = 3 và b =2

      thì a + b = 3 + 2 = 5

 

- HS tìm từng giá trị của biểu thức trong từng trường hợp.

+ Ta thay các số vào chữ a, b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.

+ Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a +b

 

Bài 1:

  1 HS nêu y/c BT, lớp tự làm vào vở.

- Biểu thức c + d nếu:

a)    c = 10 và d = 25

thì c + d  =10 + 25 = 35; 35 là giá trị của biểu thức c + d

- HS trình bày miệng.

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

- Tương tự với câu b.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: a,b

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT.

- Gọi 2 HS lên làm bảng lớp, lớp làm vào vở.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 1 HS lên làm bảng lớp, lớp làm vào vở.

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.

4. Củng cố:

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

b)   c = 15cm và d = 45cm

thì c + d = 15cm+ 45cm = 60cm ; 60cm là giá trị của biểu thức c + d.

- HS lắng nghe.

Bài 2: 

1 HS nêu y/c BT, lớp tự làm vào vở.

2 HS lên làm bảng lớp.

a) Nếu a = 32 và b = 20

thì  a - b = 32 - 20 = 12; 12 là giá trị của biểu thức a- b

b) Nếu a = 45 và b = 36

thì a - b = 45 - 36 = 9;   9 là giá trị cả biểu thức a - b.

- HS nhận xét, chữa bài.

Bài 3: .

  1 HS nêu yêu cầu bài tập.

  1 HS lên làm bảng, lớp làm vào vở.

a

12

28

60

70

b

3

4

6

10

a x b

36

112

360

700

a : b

4

7

10

7

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

-------------------------------------------------------------------

Tiết 2:                                                NGOẠI NGỮ

(Giáo viên bộ môn dạy)

--------------------------------------------------------------------

Tiết 3:                                            LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM

I. Mục tiêu:

- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam;

- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam (BT1, 2 mục III, tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam).

- GD HS thêm yêu vẻ đẹp,và sự đa dạng phong phú  của Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bản đồ hành chính của địa phương.

III. Các hoạt động dạy - học: 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: - Hát

2. Bài cũ:

- Y/c 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt câu với 2 từ

+ tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.

- GV nhận xét đánh giá.

3. Bài mới:

- GTB: Cách viết tên người, tên địa lí VN.

- HS hát.

 

  3 HS lên bảng làm miệng theo y/cầu.

 

- HS nhận xét bạn.

 

- HS nhắc lại tên bài.

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

- Hướng dẫn HS luyện tập:

HĐ 1: Tìm hiểu ví dụ:

+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.

+ Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.

+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần viết như thế nào?

 

- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.

- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Em hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lý vào bảng sau:

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

2: Luyện tập.

Bài 1:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp tự làm bài.

- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ: Vì sao phải viết hoa tiếng đó?

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 2:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp tự làm bài.

- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ: Vì sao phải viết hoa tiếng đó mà các từ khác lại không viết hoa?

- GV nhận xét đánh giá.

4. Củng cố:

- Gọi 2 HS nhắc lại ND bài học.

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà học phần Ghi nhớ  và chuẩn bị bài mới cho tiết sau.

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

  3 HS lần lượt đọc Ghi nhớ trước lớp.

- Dán phiếu lên bảng nhận xét.

Tên người

Tên địa lý

Trần Hồng Minh

Hà Nội

Nguyễn Hải Đăng

Hồ Chí Minh

Phạm Như Hoa

Mê Công

Nguyễn Anh Nguyệt

Cửu Long

Dương Quốc Đạt

Nghệ An

- HS nhận xét.

 

Bài 1:

  1 HS nêu yêu cầu bài 1.

  3 HS lên bảng làm, lớp tự làm bài.

- Cả lớp theo dõi.

 

- Cả lớp nhận xét bạn viết bảng.

Bài 2:

  1 HS nêu yêu cầu bài tập.

  3 HS lên bảng làm, lớp tự làm bài.

- Cả lớp theo dõi.

 

 

- Cả lớp nhận xét bạn viết bảng.

 

  2 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

---------------------------------------------------------------------

 

Tiết 4:                                                    ĐỊA LÝ

Tây Nguyên

I. Mục tiêu:

- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia- rai ; Ê- đê, Ba- na, kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.

- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của dân tộc Tây Nguyên : Trang phục truyền thống : nam thường đóng khố, nữ thường thường quấn váy.

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc.

* GDMT:(Bộ phận) -Một số đặc điểm chính của MT,  tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác  tài nguyên thiên nhiên ở miền núi và trung du.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: - Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.

+ GV yêu cầu HS trả lời về những đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu ở Tây Nguyên.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

- GTB: - Một số dân tộc ở Tây nguyên.

a) Tây Nguyên-  nơi có nhiều dân tộc chung sống.

HĐ 1: Hoạt động cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời  các câu hỏi sau :

+ Kể tên 1 số dân tộc sống ở Tây Nguyên?

+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?

+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?

+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?

- GV nhận xét và đánh giá.

b) Nhà rông ở Tây Nguyên.

HĐ 2: Hoạt động nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau :

+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?

+ Nhà rông được dùng để làm gì?

 

+ Sự to ,đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?

- Y/c đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- GV nhận xét và đánh giá.

c) Trang phục , lễ hội.

HĐ 3: Làm việc theo nhóm.

- Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và

- HS hát

 

  2 HS trả lời câu hỏi.

+ Đặc điểm về địa hình cao, có nhiều cao nguyên. Khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô…

- HS nhận xét bổ sung.

 

- HS nhắc lại tên bài.

 

 

 

- HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời  các câu hỏi:

+ Ba-na, Ê-đê, Xê-đăng, Giarai, Kinh,…

+ Những dân tộc sống lâu đời là: Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Xê-đăng.

+ Tiếng nói, tập quán, sinh hoạt riêng.

 

+ Đang xây dựng cho Tây Nguyên trở thành một vùng kinh tế mạnh, phát triển du lịch,…

- HS nhận xét.

 

 

- Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý GV đưa ra.

+ Thường có ngôi nhà Rông.

 

+ Nhà Rông thường được dùng để sinh hoạt chung cho cả làng.

+ Biểu hiện nếp sống cộng đồng,

 

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhận xét.

 

 

- Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và

1

 


Giáo án lớp 4                                                                                  Tuần 7

 

các hình 1,2,3,5,6 để thảo luận:

+ Người dân ở Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thể nào?

+ Nhận xét về trang phục truyền thống của dân tộc trong hình 1, 2, 3.

+ Kể tên một số lễ hội đăch sắc ở Tây nguyên?

+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?

+ Ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- GV tổng kết: GV trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.

4. Củng cố:.

-GV nhận xét và đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.

các hình 1,2,3,5,6 để thảo luận .

+ Mặc trang phục truyền thống…

 

+ Trang phục độc đáo,

 

+ Lễ hội mừng cơm mới, đâm trâu,…

 

+ Họ múa hát, uống rựợu cần,…

 

+ Nhạc cụ: đàn tơ- rưng; Kơ-lông-pút ;..

 

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

-------------------------------------------------------------------

Tiết 5:                                               KHOA HỌC

PHÒNG BNH BÉO PHÌ

I. Mục tiêu:

- Nêu cách phòng bệnh béo phì:

- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.

- Năng vận động cơ thể, đi bộ và  luyện tập TDTT.

* Giáo dục KNS: Giao tiếp hiệu quả, ra quyết định, kiên định.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK.

- Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi - Phiếu ghi các tình huống.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp:

+ Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?

+ Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?

- GV nhận xét đánh giá.

3. Bài mới: - GTB: Phòng bệnh béo phì.

*Tìm hiểu bài:

HĐ 1: - Làm việc cả lớp.

Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.

* Cách tiến hành:

  - GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:

- HS hát.

 

  2 HS trả lời trước lớp.

 

 

 

 

- HS nhận xét bạn.

- HS nhắc lại tên bài.

 

 

 

 

- Hoạt động cả lớp.

 

 

1

 

nguon VI OLET