Gi¸o viªn: Vi m¹nh c­êng  Tr­êng TiÓu häc Trung Nguyªn

Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2019

Giáo dục tập thể

CHÀO CỜ

__________________________________

Thể dục

Gi¸o viªn bé m«n d¹y

_________________________________

Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.

   - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về 1 tương lai tốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

II. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:

a. Luyện đọc:

 

 

HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ    (2 lượt).

- GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

 

 

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 2 em đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

b. Tìm hiểu bài:

HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.

+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

- Câu Nếu chúng mình có phép lạ.

+ Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì?

- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.

+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì?

 

Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả.

Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.

Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông.

Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

Gi¸o viªn: Vi m¹nh c­êng  Tr­êng TiÓu häc Trung Nguyªn

- GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của cách nói:

+ Ước không còn mùa đông

 

 

- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người.

+ Hóa trái bom thành trái ngon

- Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.

+ Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài?

- Đó là những ước mơ lớn, ước mơ cao đẹp: Ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.

+ Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?

HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình.

c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:

 

HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ.

- GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm.

- GV đọc diễn cảm.

 

 

HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.

- Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

3. Củng cố dặn dò:

 - GV hỏi về ý nghĩa bài thơ.

 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

________________________________________

Toán

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.

- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

 

GV nhận xét, cho điểm.

HS: 2 em lên chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn HS luyện tập:

+ Bài 1:

HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài.

 

 

- GV chữa bài, nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm.

- Cả lớp làm vào vở.

+ Bài 2:

HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.

- 2 em lên bảng làm.

- Cả lớp làm vào vở.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

Gi¸o viªn: Vi m¹nh c­êng  Tr­êng TiÓu häc Trung Nguyªn

 

96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78

= 178

Hoặc:

96 + 78 + 4 = 78 + (96 + 4) = 78 + 100

= 178.

+ Bài 3:

HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm.

GV có thể hỏi để củng cố cách tìm x.

+ ở biểu thức a thì x được gọi là gì?

 

- x gọi là số bị trừ.

+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

- Lấy hiệu cộng với số trừ.

- 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

a)     x 306 = 504

x           = 504 + 306

x           = 810.

- GV hỏi tương tự với phần b.

b)  x + 254 = 680

x           = 680 254

x           = 426.

+ Bài 4:

HS: Đọc bài, tự làm rồi chữa bài.

GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật

a) Chu vi hình chữ nhật là:

P = (16 cm + 12 cm) x 2 = 56 (cm)

b) Chu vi hình chữ nhật là:

P = (45 cm + 15 cm) x 2 = 120 (cm)

- Cho HS tập giải thích về công thức tính P = (a + b) x 2

 

a là chiều dài hình chữ nhật.

B là chiều rộng hình chữ nhật.

(a + b) là nửa chu vi hình chữ nhật

(a + b) x 2 là chu vi hình chữ nhật.

- GV có thể chấm bài cho HS.

 

3. Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và làm bài tập.

__________________________________________

Chính tả(Nghe - viết)

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I/ Mục tiêu:

- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập

- Tìm đúng viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/ d / gi để điền vào ô trống hợp với nghĩa đã cho.

II/ Các hoạt động dạy học:

1/ Bài cũ:

Tìm các từ ngữ bắt đầu bằng tr / ch ?

2/ Bài mới: Giới thiệu bài

* Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s nghe viết

GV: đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trung thu độc lập

 

HS: Phong trào, trợ giúp, họp chợ, ...

 

 

HS: Đọc thầm lại đoạn văn chú ý những từ ngữ dễ viết sai như:

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

Gi¸o viªn: Vi m¹nh c­êng  Tr­êng TiÓu häc Trung Nguyªn

 

 

GV: lưu ý h/s cách trình bày

- Đọc cho h/s viết chính tả

- Đọc lại

- Thu bài chấm điểm: 5-7 em và nhận xét

* Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s làm bài tập chính tả

Bài 2 (a)

GV: Đưa bảng phụ viết sẵn

- Chữa bài Đánh dấu mạn thuyền

 

 

 

Bài 3: (a)

Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d / gi ?

GV: Đưa bảng phụ viết sẵn

-         Chữa bài

 

3/ Củng cố Dặn dò

- Tóm tắt nội dung bài học, nhận xét giờ

- VN ghi nhớ những từ đã được luyện để không viết sai chính tả.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________

nguon VI OLET