TUẦN 1

Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2018

Môn: Tập đọc         

Bài: Thư gửi các học sinh.

A. Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm… công học tập của các em. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2,3).

B. Các hoạt động dạy và học:

I.Khởi động:

- BTQ tổ chức trò chơi.

II. Bài mới: 

1. Giới thiệu chủ điểm môn học.

Việc1: QS tranh chủ điểm SGK trang 3; tìm hiểu nội dung tranh.(HĐCN,N2,NL

Việc 2: Chia sẻ trước lớp.

2. Khám phá bài mới.

Hoạt đông 1: Quan sát tranh.

Việc 1: Quan sát tranh SGK trang 4 và trả lời câu hỏi.

Câu 1: Trong tranh vẽ cảnh gì? .(HĐCN,N2,NL)

Việc 2: Chia sẻ trước lớp.

Hoạt động 2: Nghe đọc và chia đoạn

Việc 1: BHT gọi một bạn đọc mẫu toàn bài; cá nhân nghe và đọc thầm.

Việc 2: Nhóm trưởng  điều khiển chia đoạn.

Việc 3: Tương tác với

Hoạt đông 3: Đọc từ và giải nghĩa từ.

Việc 1: Đọc từ và lời giải nghĩa từ phần chú giải SGK trang 5. (HĐCN,N2,NL)

Việc 2:

Hoạt động 4: Luyện đọc từ và câu dài:

Việc 1: Luyện đọc từ ( Kĩ thuật xoay ổ bi)

-tựu trường, sung sướng, siêng năng, chuyển biến, ngoan ngoãn, tháng giời…

Việc 2: Đọc trước lớp.

Việc 3: Luyện đọc câu dài( luyện đọc trong nhóm)

Việc 4: Đọc trước lớp

Hoạt động 5: Luyện đọc đoạn và toàn bài.

Việc 1: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.

Việc 2:Thi  đọc  đoạn trước lớp.

Việc 3: 1em đọc toàn bài.

Hoạt động 6: Tìm hiểu nội dung bài.

Việc 1: Trả lời câu hỏi câu hỏi 1, 2, 3  SGK Trang 5 ( HĐCN,N2,NL).

Việc 2: Chia sẻ trước lớp.

Việc 3: Rút nội dung bài.(KT hợp tác)

Hoạt động 7: Luyện đọc diễn cảm


Việc 1: Luyện đọc diễn cảm đoạn: “ Sau 80 năm…học tập của các em”. ( HĐCN,N2,NL).

Việc 2: Thi đọc diễn cảm trước lớp

Việc 3: Đọc thuộc lòng trong nhóm.

Việc 3: Thi đọc thuộc lòng trước lớp.

C. Ứng dụng:

BHT cho cá nhân chia sẻ việc làm của mình khi nghe được lời nhắn nhủ của Bác Hồ.

----------- ------------

Môn: Toán         Tiết: 1

Bài: Ôn tập: Khái niệm về phân số.

A. Mục tiêu:

- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

- BT cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.

B. Các hoạt động dạy và học:

I. Khởi động:

BHT tổ chức chơi trò chơi và kiểm tra về kiến thức đã học.

II. Bài mới:

Hoạt động 1: Khám phá bài mới.

Việc 1: Đọc nội dung bài mới SGK trang 3,4. (Cá nhân,N2,NL)

Việc 2: Tự nêu ví dụ (HĐCN,N2,NL).

Việc 3: Trình bày trước lớp.

Hoạt động 3: Thực hành

Bài 1: SGK trang 4

Việc 1: HĐ cá nhân , N2,NL).

Việc 2: Đọc trước lớp

Bài 2: SGK trang 4

Việc 1: Viết vào VBT(HĐCN,N2,NL).

Việc 2: Chia sẻ trước lớp

Bài 3; 4: SGK trang 4.

Việc 1: Viết vào VBT(HĐCN,N2,NL).

Việc 2: Giáo viên tương tác với học sinh .

C. Ứng dụng:

- Thực hiện bài tâp về nhà phân số có mẫu số là 1.

----------- ------------

Khoa học

SỰ SINH SẢN

I/  Mục tiêu:

-         Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố hoặc mẹ của mình.

II/  Đồ dùng dạy- học:

  - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.

  - Phiếu học tập theo nhóm.

III/ Hoạt động dạy- học:


Việc 1: Cá nhân đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi

Việc 2: Chia sẻ cùng bạn.

Việc 3: Nhóm trưởng nêu câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác nghe, đánh giá, bổ sung.

-  Nêu nội dung bài.

Việc 4: Ban học tập chia sẻ các câu hỏi trong bài với cả lớp.

  • Hoạt động ứng dụng

-         Hãy nói ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình và dòng học?

                                               ----------- ------------

                                                                 Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2018

TOÁN

ÔN TẬP  TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

I. Mục tiêu :

- Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dung để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.

- Làm bài tập 1, 2 trong SGK

II. Hoạt động học:

* Khởi động: TC: Xì điện

HĐ 1:giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.

A. Hoạt động thực hành:

Bài 1

Việc 1: Cá nhân làm bài vào phiếu( vở bài tập)

Việc 2: Trao đổi với bạn kết quả bài làm của mình.

Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chữa bài trong nhóm.

Bài 2:

Việc 1: Cá nhân làm bài vào vở BT.

Việc 2: Chia sẻ cùng bạn

Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chữa bài trong nhóm.

B. Hoạt động ứng dụng:

----------- ------------

CHÍNH TẢ

VIỆT NAM THÂN YÊU

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nghe viết - đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của (BT2) ; thực hiện đúng bài tập 3.

II. Hoạt động học:

* Khởi động: Nhóm trưởng tổ chức cả lớp chơi TC: Xì điện.

HĐ 1:giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.

A. Hoạt động cơ bản:

* Hoạt động 1: Trao đổi về nội dung đoạn trích:


Việc 1 : Cá nhân đọc thầm đoạn văn cần viết và TLCH:

- Đoạn trích cho em biết về điều gì?

Việc 2 : HS luyện viết từ ngữ khó ở bảng con hoặc vở nháp.

Việc 3: Trao đổi với bạn các từ vừa viết

* Hoạt động 2: Viết chính tả

Việc 1: Nghe gv đọc từng câu hoặc cụm từ.

Việc 2: HS viết bài vào vở

Việc 3: Đổi vở soát bài cho nhau.

B. Hoạt động thực hành:

* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.

* Bài tập 2a: Nhóm lớn.

Việc 1: Cá nhân đọc y/c của bài và hoàn thànhnội dung BT2/b sgk/6 vào VBT.

Việc 2: Trao đổi với bạn về nội dung bài làm của mình

Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các bạn chữa bài.

* Bài tập 3b: Cá nhân

Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu  của bài, nhắc lại luật chính tả âm c , k , q

Việc 2: Trao đổi cùng bạn.

Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các bạn giải câu đố, chốt đáp án đúng.

C. Hoạt động ứng dụng:

* Sưu tầm một số câu đố nói về tên các loài đồ vật chứa tiếng có chứ tiếng bắt đầu bằng c , k , q.

----------- ------------

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 1)

CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. Mục đích, yêu cầu:

- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ không đồng nghĩa hoàn toàn ( nội dung, ghi nhớ)

- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu của bài tập 1, bài tập 2 (2 trong số 3 từ); đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT3)

II. Hoạt động học:

* Khởi động:  TC: Gọi thuyền

HĐ 1:giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.

 A. Hoạt động cơ bản:

* Hoạt động 1: Phần nhận xét:

Việc 1: Cá nhân đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.

Việc 2: Trao đổi với bạn về cách làm bài.

Việc 3:  Nhóm trưởng điều khiển các bạn trình bày trước nhóm.

* Hoạt động 2: Ghi nhớ:

Việc 1: Cá nhân đọc thầm phần ghi nhớ.

Việc 2: Chia sẻ cùng bạn

Việc 3: Nhóm cùng chia sẻ.

B. Hoạt động thực hành:


* Bài 1, 2 & 3

Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu của bài và làm vào vở  .

Việc 2: Trao đổi bài với bạn bên cạnh.

Việc 3:  Nhóm trưởng điều khiển chữa bài trong nhóm.

C. Hoạt động ứng dụng:

----------- ------------

ĐỊA LÝ

VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I. MỤC TIÊU

-  Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam :

+ Trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta : Trung Quốc, Lào, Cam –pu-chia.

+ Ghi nhớ phần diện tích phần đất liền Việt Nam : khoảng 333.000 km2.

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên lược đồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

   - Một số loại bản đồ thế giới.

   - Sgk, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

* Khởi động: Nhóm trưởng tổ chức cả lớp chơi TC: Xì điện.

HĐ 1:giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.

  1. Hoạt động cơ bản:

Hoạt động 1: Bản đồ

Việc 1: Cá nhân quan sát bản đồ đọc tên bản đồ và nêu phạm vi bản đồ thể hiện trên mỗi bản đồ và chỉ vị trí Việt Nam trên bản đồ ?

- Chỉ phần đất liền nước ta trên bản đồ ĐNA?

- Nêu tên những nước giáp phần đất liền với nước ta?

- Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta. Tên biển là gì?

- Kể tên một số đảo và quần đảo?

Việc 2: Trao đổi bài với bạn bên cạnh.

Việc 3:  Nhóm trưởng điều khiển chữa bài trong nhóm.

Hoạt động 2:Một số yếu tố của bản đồ.

Việc 1: Cá nhân trả lời các câu hỏi:

-         Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki – lô – mét ?

-         Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?

Việc 2: Trao đổi bài với bạn bên cạnh.

Việc 3:  Nhóm trưởng điều khiển chữa bài trong nhóm.

B. Hoạt động ứng dụng:

----------- ------------

nguon VI OLET