CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến phòng giáo dục thành phố Tam Điệp.
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
Ngày tháng năm sinh: 09/ 04/1977.
Nơi công tác: Trường tiểu học
Chức vụ: giáo viên
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số kinh nghiệm dạy học Lịch sử, Địa lí lớp 4 theo hướng phát triển năng lực.
Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp dạy học Tiểu học.
II. Nội dung:
1. Giải pháp cũ thường làm:
- Những năm trước đây dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh tôi đã vận dụng. Tuy nhiên khi tổ chức giờ học chưa sâu chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của học sinh.
- Những kiến thức khó, kiến thức mới tôi cho rằng học sinh khó có thể tìm ra kết quả và diễn đạt được điều mình muốn nói nên tôi thường sử dụng phương pháp vấn đáp để dẫn dắt, hướng dẫn các em. Chưa dám mạnh dạn đẩy nội dung kiến thức mới để học sinh tìm hiểu đẻ tìm ra kiến thức.
- Do sợ mất thới gian nên tôi chủ động cung cấp một số kiến thức mới, khó cho các em. Trong giờ học, học sinh ít được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để xây dựng kiến thức cần học, cần biết. Vì thế giờ học không sôi nổi, học sinh chưa thực sự hứng thú với giờ học Lịch sử,Địa lí. Kiến thức của bài học không được khắc sâu nên các em thường rất nhanh quên.
- Một số không ít học sinh còn thụ động không chịu suy nghĩ, chỉ tiếp nhận những điều đã có sẵn.
- Khi chưa chưa nhận thức đúng vai trò của việc học theo hướng phát triển năng lực tôi thấy còn ngại vì sợ mất nhiều thời gian, rườm rà, khó quản lý học sinh.
- Kỹ năng tổ chức tiết học chưa tốt nên một số em chưa mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.
Ví dụ : Cách tổ chức học tập tiết Địa lí : Tiết số 6 bài Tây Nguyên
tập đọc trước đây tôi tiến hành như sau:
Hoạt động 1 :làm viêc cả lớp
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí VN : giới thiệu TN là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên cao thấp xếp tầng lên nhau .
- Hãy chỉ trên bản đồ địa lí VN treo tường
2 –3 em chỉ vào lược đồ
- Đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ bắc xuống nam
- 1 –2 HS lên chỉ
- Dựa vào bảng số liệu xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ?
Hoạt động 2 :
- GV giới thiệu nội dung về 4 cao nguyên:
+ Cao nguyên Đắk Lắc: thấp bề mặt bằng phẳng nhiều sông suối đồng cỏ đất phì nhiêu .
+ Cao nguyên Kon Tum : rộng bằng phẳng có chỗ giống đồng bằng thực vật chủ yếu là cỏ .
+ Cao nguyên Di Linh : gồm những đồi lượn sóng phủ lớp đất đỏ ba dan .
+ Cao nguyên Lâm Viên : Địa hình phức tạp có nhiều núi cao , thung lũng sâu ,sông suối có khí hậu mát lạnh .
+Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
- Buôn Mê Thuộc mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào ?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa , là những mùa nào ?
- Mô tả mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên ?- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
* Ưu điểm cách tổ chức tiết học :
- Thầy chủ động hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức của bài
-Học sinh đã được tham gia vào quá trình trả lời câu hỏi.
*Tồn tại:
- Giáo viên còn nói nhiều, làm việc nhiều, còn làm thay cho học sinh. Chưa thực sự phát huy được năng lực của học sinh.
- Chỉ có rất ít học sinh được trình bày, nói về ý tưởng của mình. Học sinh chủ yếu làm theo định hướng của giáo viên dẫn đến giờ học chưa lôi cuốn được hết các đối tượng học sinh.
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. *Biện pháp 1 :Cần rèn một số kỹ năng:
a. Đối với giáo viên:
- Giáo viên thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin, những số liệu liệu sự kiện Lịch sử qua các phương tiện thông tin (sách, báo phim ảnh...) để có tư liệu giảng dạy gây hứng thú cho học sinh.  Ví dụ: Khi dạy phân môn
nguon VI OLET