Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I.Mục tiêu

  1. Kiến thức: HS vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).

  2. Kĩ năng: Tiếp tục  rèn kĩ năng quan sát và trình bày được những  đặc điểm cơ bản  về các bộ phận của cây cối .

  3. Thái độ: Yêu thích môn TLV và yêu thích cây ăn trái.

* Kết hợp bồi dưỡng kĩ năng sống cho Hs: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

II.Đồ dùng học tập

- Gv: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.

- Hs: bảng con.

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động.

Mục tiêu: Nêu được kiến thức của tiết học trước.

- Lớp trưởng lên điều khiển lớp chơi trò chơi “Hộp bí mật”; Trò chơi sẽ gồm ba loại hộp:trắng, đỏ, xanh. HS sẽ chọn một loại hộp và trả lời câu hỏi bên trong hộp đó.

+ Hộp trắng: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có đặc điểm gì?

 

 

 

 

 

+ Hộp xanh: Khi viết, hết mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối cần chú ý điều gì?

+ Hộp đỏ: Đọc bài văn miêu tả lợi ích của một loài cây.

 

- Lớp trưởng mời GV lên nhận xét.

- Gv nhận xét về tinh thần tự quản, việc nắm nội dung bài cũ của HS.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã có những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. Dựa trên hiểu biết đó, trong tiết học này, các em sẽ giúp một bạn hoàn chỉnh các đoạn văn tả cây cối.

b.HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập

*Mục tiêu: HS biết vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh

Bài 1

- Yêu cầu Hs nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm thảo luận: “Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối?” với những yêu cầu sau:

+ Cá nhân

+ Nhóm đôi nói cho nhau nghe

- Yêu cầu HS báo cáo, trình bày.

- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- Gọi 1 HS đọc lại dàn ý theo các phần hoàn chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Lớp mình đã xác định được dàn ý các đoạn thuộc phần mở bài, thân bài và kết bài, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau giúp đỡ một bạn để hoàn chỉnh bốn đoạn văn của bạn ấy.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi HS đọc bốn đoạn chưa hoàn chỉnh

- Gv lưu ý HS:

+ Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung chưa được hoàn chỉnh. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ba chấm sao cho phù hợp với nội dung từng đoạn: như ở đoạn 1 thì giới thiệu về cây chuối tiêu thì phải viết làm sao cho phù hợp với nội dung của phần giới thiệu cây chuối, tương tự đoạn 2, 3, 4.

+ Mỗi em cố gắng hoàn chỉnh cả bốn đoạn, HS chưa đạt chuẩn hoàn thành 2 trong 4 đoạn văn.

- Gọi 1 Hs chưa đạt chuẩn lên viết 1 đoạn văn.

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm vào vở.

- Gv đi theo dõi, nhận xét một số bài.

- Gọi 1 vài Hs đọc bài làm của mình, mỗi Hs đọc 1 đoạn

- Yêu cầu HS lắng nghe để nhận xét với tiêu chí: Dùng từ chính xác chưa? Diễn đạt có mạch lạc, sinh động, giàu hình ảnh không? Phần viết thêm có phù hợp với nội dung của đoạn không?

- Sau khi Hs trình bày bài làm xong, ở đoạn 4, nói về lợi ích của cây chuối tiêu, GV sẽ lồng ghép kĩ năng sống: cây chuối nói riêng cũng như các loại cây ăn quả nói chung, chúng đều đem lại cho ta rất nhiều ích lợi, phục vụ cho cuộc sống của ta, vậy chúng ta phải có những hành động gì đối với các loại cây ăn quả?

- Gọi Hs nhận xét đoạn văn mà HS chưa đạt chuẩn làm?

- Gv nhận xét, sửa cách dùng từ, lối diễn đạt, nội dung phù hợp với từng đoạn cho Hs chưa đạt chuẩn.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở hoàn chỉnh cả bốn đoạn văn ở BT2.

 

 

 

- Cả lớp chơi dưới sự điều khiển của lớp trưởng. Lớp trưởng yêu cầu bạn chọn quả và trả lời câu hỏi bên trong quả đã chọn.

 

+ HS chọn hộp và trả lời câu hỏi: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn:tả bao quát, tả từng bộ phận của cây, hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển….

     HS nhận xét câu trả lời của bạn.

+ Hs chọn hộp và trả lời: Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng

   Hs nhận xét câu trả lời của bạn

+ HS chọn hộp và đọc bài văn miêu tả lợi ích của một loài cây.

     HS nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 Hs nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung

 

- HS làm việc nhóm

 

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày

- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- 1 Hs đọc lại dàn ý theo các phần hoàn chỉnh:

   Đoạn 1: giới thiệu cây chuối tiêu thuộc phần mở bài.

   Đoạn 2, 3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu thuộc phần thân bài.

   Đoạn 4: Lợi ích của cây chuối tiêu thuộc phần kết luận.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc bốn đoạn chưa hoàn chỉnh

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs chưa đạt chuẩn lên viết 1 đoạn văn vào bảng phụ

- Hs suy nghĩ làm vào vở.

 

- HS đọc bài làm của mình

 

- Hs nhân xét với tiêu chí đã đề ra.

 

 

 

 

- Hs trả lời: Chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ, không chặt phá, không ngắt bông, lá để chơi đùa,

 

 

 

IV. Rút kinh nghiệm

.....................................................

.....................................................

.....................................................

Giáo viên hướng dẫn   Sinh viên thực tập

 

 

  Nguyễn Bích Thủy Nguyễn Thị Yến Duyên

+ Đoạn 1: Hè nào em cũng được về thăm bà ngoại. Vờn nhà bà ngoại tròng nhiều thứ cây: cây na, nào ổi nhưng hiều hơn cả là cây chuối. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở trong vườn

+ Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh à mấy cây con đúng sát lại nhau thành bụi. Đến gần, mới thấy rõ thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi nữa vì cây ái vỏ nhẵn bóng của cây đã già khô.

+ Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc.  Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải sát nhau khiến cây như oằn xuống.

+ Đoạn 4: Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá chuối gói bánh, hoa chuối làm giỏi. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Chuối có ích lợi như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tươi tốt

 

 

nguon VI OLET