PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TH MINH LƯƠNG 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 26/HD-THML3
Minh Lương, ngày 20 tháng 10 năm 2020


HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN

I. Sự chuẩn bị của GVPT và HS cho giờ sinh hoạt lớp:
1. Đối với giáo viên phụ trách:
- Việc đầu tiên và nhất thiết là soạn kế hoạch cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn, phần hoạt động của thầy cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi HS, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế.
- Kế hoạch cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần đến, tháng đến và có sự phân công công việc cho từng HS cụ thể.
- Hướng dẫn các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua, tổng kết đợt thi đua.
- Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào nhưng phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm.
- Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ; tạo tâm thế gần gũi, yêu thương học sinh.
2. Đối với học sinh:
Các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết cho được các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong lớp (có sự xem xét, hướng dẫn của thầy cô).
Chuẩn bị tâm thế háo hức, vui vẻ để bước vào tiết sinh hoạt lớp.
Có thể trang trí trên bảng đen, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học…
II. Lựa chọn nội dung và hình thức cho tiết SHL:
Lựa chọn nội dung:
Trong giờ SHL, các công việc được triển khai thực hiện:
Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáodục: đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động và các nề nếp…
Tổng kết hoạt động trong tuần, tháng (vào tuần cuối tháng), học kì (vào tuần cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối của năm học).
Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo dục HS theo chủ đề của đợt thi đua.
Đánh giá kết quả thi đua của các tổ.
Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới.
Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ và những HS chưa tiến bộ.
Sẽ chọn nội dung nào xen vào để cho các em vui chơi, giải trí…
2. Lựa chọn hình thức:
- Giáo viên phụ trách hoặc có thể để HS trang trí trên bảng đen dòng chữ “Sinh hoạt lớp” và những khẩu hiệu hành động phù hợp theo các chủ điểm của tháng hay của cả đợt thi đua.
- Tổ chức cho HS sắp xếp bàn ghế cho phù hợp trong không gian lớp học, có thể cho các em ngồi thành tổ, còn lớp trưởng chủ trì giờ sinh hoạt.
- Hoặc cũng có thể tổ chức tiết sinh hoạt lớp ngoài sân trường và cho các em ngồi theo đội hình phù hợp (có thể là đội hình hàng ngang hoặc đội hình chữ U).
II. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt lớp:
- Xây dựng được số cán bộ lớp nhiệt tình, có năng lực.
- Phân công, giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của lớp cho cán sự lớp.
- Mỗi tổ trưởng, thành viên ban cán sự lớp, lớp trưởng phải có sổ tay ghi chép rõ ràng những mặt ưu điểm, hạn chế của từng thành viên của tổ, của lớp qua từng tuần. Xây dựng HS có tính kỉ luật, tính tập thể, có sự đoàn kết, yêu thương, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Xây dựng cho các em có ý thức phát huy tích cực điểm mạnh, hạn chế dần những vi phạm, khuyết điểm trong học tập và cả các mặt hoạt động khác. Tập cho HS có sự nhìn nhận về bản thân và bạn bè nhưng động viên nhắc nhở là chính, tránh chê bai chỉ trích. Dành thời gian cho HS sinh hoạt cuối tuần đều đặn, tạo không khí nhẹ nhàng, cởi mở để HS học tập, sửa chữa lẫn nhau.
- Tiết sinh hoạt lớp phải được tổ chức xuyên suốt ngay từ đầu năm ở tất cả các khối lớp, tạo thói quen cho HS ngay từ lớp dưới,
nguon VI OLET