MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 1
2.1. Mục đích nghiên cứu. 1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. 2
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 2
5.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2
5.4. Thực nghiệm Sư phạm. 2
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 2
6.1. Phạm vi nghiên cứu. 2
6.2. Kế hoạch nghiên cứu. 3
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1.1. Mục tiêu giáo dục. 3
1.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận về trò chơi toán học. 3
1.3. Phương pháp dạy học và vai trò của trò chơi toán học 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Thực trạng vấn đề cần giải quyết. 4
2.2. Về phía giáo viên 4
2.2.1. Ưu điểm 5
2.2.2. Tồn tại 5
2.3. Về phía học sinh 6
2.3.1. Ưu điểm 6
2.3.2. Tồn tại 6
2.4. Kết quả khảo sát đầu năm 6
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 7
3.1. Phương hướng chung 7
3. 2. Các giải pháp: 7
3.2.1. Cách tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 5: 7
3.2.2. Giới thiệu một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập trong môn Toán lớp 5: 8
3.3. Kết quả thực hiện: 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
1. Kết luận. 15
2. Kiến nghị. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO
HỌC SINH TRONG MÔN TOÁN Ở LỚP 5”

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lứa tuổi học sinh tiểu học, các em có óc tưởng tượng phong phú trí thông minh khá nhạy bén. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học. Tuy nhiên chúng cũng rất dễ bị phân tán, nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa, học sinh tiểu học là lứa “tuổi ăn tuổi chơi” nên tâm lý chưa ổn định, trẻ không thể tập trung lâu trong phòng học cũng như làm một việc gì đó trong thời gian dài. Để giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “lấy học sinh làm trung tâm”, hướng vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em dưới sự dẫn dắt của giáo viên.
Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu giáo viên chỉ giảng dạy, truyền đạt theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và dĩ nhiên kết quả học tập sẽ không cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vậy người giáo viên phải làm gì để gây hứng thú học tập cho các em? Lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập? Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng được nâng lên.
Với những lý do trên, cùng với những kinh nghiệm giảng dạy miền núi của bản thân trong những năm qua. Nhằm giúp học sinh khắc sâu được những kiến thức đã học, biết vận dụng vào trong đời sống thực tế hàng ngày tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh trong môn Toán ở lớp 5”.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học môn Toán, góp phần tạo hứng thú, yêu thích môn học cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Tìm ra phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động học tập môn toán ở lớp 5.
Thông qua việc nghiên cứu tôi cũng muốn nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót để ngày một hoàn thiện hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu lí luận về phương pháp sử dụng trò chơi học tập trong môn toán lớp 5.
Nghiên cứu thực trạng học tập và vai trò của trò chơi học tâp trong dạy học Toán.
Đề xuất phương hướng và một số trò chơi cơ bản nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho ở học sinh lớp 5 nói chung và ở miền núi nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu một số trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 5.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến khảo sát thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 5A Trường TH & THCS Húc Nghì.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu các văn bản tài liệu có liên quan đến đề tài: Tâm sinh lí học sinh tiểu học, các phương pháp dạy học mới...
Nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan đến các trò chơi toán học ở tiểu học.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Trực tiếp giảng dạy, quan sát quá trình học tập sinh hoạt của học sinh.
Tham khảo đồng nghiệp về kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học.
5.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tổng hợp kiến thức, nội dung, đưa ra phương pháp, trò chơi và ý kiến đề xuất của bản thân nhằm làm tốt công tác dạy học môn toán cho học sinh lớp 5.
5.4. Thực nghiệm Sư phạm.
Trực tiếp áp dụng các trò chơi vào trong quá trình dạy học toán trên lớp.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
6.1. Phạm vi nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài “Sử dụng trò chơi học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh trong môn Toán ở lớp 5” tôi đã tiến hành nghiên cứu các trò chơi toán học và áp dụng cho học sinh lớp 5A, lớp tôi đang trực tiếp chủ nhiệm trong năm học 2019 - 2020.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu.
Từ 02/8/2019 đến 20/8/2019: Định hướng và tìm kiếm tài liệu.
Từ 20/8/2019 đến 05/9/2019: Nghiên cứu và chọn lọc tài liệu.
Từ 05/9/2019 đến 10/9/2019: Viết đề cương.
Từ 10/9/2019 đến 31/01/2020: Triển khai nghiên cứu.
Từ 06/5/2020 đến 30/5/2020: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Từ 02/6/2020 đến 12/6/2020: Trình bày kết quả nghiên cứu (viết sáng kiến kinh nghiệm).
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một con người phát triển toàn diện đòi hỏi phải hội tụ cả “đức” và “tài”. “Tài” ở đây được hiểu là tri thức, kiến thức học tập được về tự nhiên và xã hội. Toán học là một môn khoa học tự nhiên, nó được ví như “nữ hoàng của các ngành khoa học” - Carl Friedrich Gauss. Chính vì vậy, để đào tạo một con người Việt Nam phát triển toàn diện thì Toán học là không thể thiếu.
1.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận về trò chơi toán học.
Hoạt động vui chơi học tập là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của
trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thua cuộc. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
1.3. Phương pháp dạy học và vai trò của trò chơi toán học
Hiện nay với sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm - thầy giáo không còn là người truyền đạt kến thức một chiều, mà là người định hướng tổ chức cho học sinh tự mình khám phá tìm ra kiến thức. Chính vì vậy người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để thu hút, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, đặc biệt là môn Toán. Để thực hiện được điều này thì người giáo viên phải “dạy” cho học sinh của mình biết cách “học” sao cho khoa học. Tức là tập cho học sinh biết cách tự thể hiện khả năng của mình, thể hiện được ‘khả năng” hợp tác của mình với bạn bè; thầy cô gia đình và xã hội, và trò chơi học tập là môi trường tốt nhất để các em thể hiện khả năng của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
Trò chơi
nguon VI OLET