TUẦN 1:

TẬP LÀM VĂN

BÀI: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN

 

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật.

- Nhận biết được tính cách của từng người cháu trong câu chuyện Ba anh em.

- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Bảng phụ phân loại theo yêu cầu BT1

- HS: Sách, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

  HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

   HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ :(4’)

- Hỏi : Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì ?

2.  Bài mới

a) Giới thiệu b ài:(1’)

b) Tìm hiểu ví dụ:(12’)

Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu

 

- Trả lời: Là chuỗi các sự việc  liên quan đến một hay nhiều nhân vật.

 

- Lắng nghe.

 

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- GV và HS theo dõi

 

- Hỏi: Các em vừa học những câu chuyện nào?

- Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể.

- Hỏi: Nhân vật trong truyện có thể là ai?

- Nhân vật trong truyện có thể là người, con vật.

Bài 2:GV gọi 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- Yêu câu HS thảo luận cặp đôi

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận .

- Gọi HS trả lời câu hỏi.

- HS tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.

- Hỏi: Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?

- Nhờ hành động , lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.

- Kết luận: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật.

- Lắng nghe.


c) Ghi nhớ:(2’)

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ

- Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe.

 

 

d) Luyện tập(15’)

Bài 1: Gọi HS đọc nội dung.

 

- Hỏi : Câu chuyện ba anh em có

 

- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần ghi nhớ.

- 3 đến 5 HS lấy ví dụ theo khẩ năng ghi nhớ của mình.

- Thỏ trong truyện rùa và thỏ là con vật có tính kiêu ngạo, huênh hoang, coi thương người khác khi chế nhạo thách đấu rùa……

 

- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp theo dõi.

+ Câu chuyện ba anh em có các nhân vật: Ni-

những nhân vật nào?

- Nhìn vào tranh minh họa em thấy ba anh em có gì khác nhau?

ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại

+ Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại rất khác nhau

- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy?

- HS tiếp nhối nhau trả lời , mỗi HS û nói về 1 nhân vật.

+ Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại rất khác nhau.

* Ni-ki-ta ham chơi, không nghĩ đến người khác, ăn xong là chạy tót đi chơi.

* Gô-ra hợi láu vì lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất.

* Chi-ôm-ca thì biết giúp bà và nghĩ đến chim bồ câu nữa, nhặt mẩu bánh vụn cho chim ăn.

+ Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy?

+ Nhờ quan sát hành động của ba anh em mà bà đưa ra nhận xét như vậy.

+ Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao?

+ Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách từng cháu. Vì qua việc làm của từng cháu. đã bộc lộ tính cách của mình.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

 

- 2 Hs đọc yêu cầu trong SGK

- Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi:

+ Nếu là người biết quan tân đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?

- HS thảo luận trong nhóm nhỏ và tiếp nối nhau phát biểu.

+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ: chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và bẩn trên quần áo của em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc, đưa em về lớp, rủ em cùng chơi những trò chơi khác...


+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?

+ Nếu là người khác không biết quan tâm đêns người khác bạn nhỏ sẽ bỏ chạy để tiếp tục nô đùa, cứ vui chơi mà chẳng để ý gì tới em bé cả.

- GV kết luận về hai hướng kể

- Suy nghĩ và làm bài độc lập

chuyện. Chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu mỗi nhóm kể thao một hướng.

 

- Gọi HS tham gia thi kể . Sau khi mỗi HS kể GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm từng HS.

3. Củng cố, dặn dò(2’) :Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập vào vở và chuẩn bị bài sau.

- 10 HS tham gia thi kể.

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET