TUẦN 2:

TẬP LÀM VĂN

KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT

 

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (nội dung ghi nhớ)

- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của tứng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

  Giấy khổ to viết sẵn:

+ Các câu hỏi của phần nhận xét (có khoảng trống để HS trả lời)

+ Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống & sắp xếp lại cho đúng thứ tự

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1) Kiểm tra bài cũ:

- GV hỏi: Thế nào là kể chuyện? Đọc ghi nhớ bài Nhân vật trong truyện.

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

2) Dạy bài mới:

2.1/ Giới thiệu bài:

- Các em đã được học 2 bài TLV Kể

chuyện: Thế nào là kể chuyện? Nhân vật trong truyện. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài Kể lại hành động của nhân vật để hiểu: Khi kể về hành động của nhân vật, ta cần chú ý những gì?

     2.2/ Hình thành khái niệm

Hướng dẫn phần nhận xét:

Yêu cầu 1: Đọc truyện Bài văn bị điểm không

+ GV lưu ý HS: đọc phân biệt rõ lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ, xúc động: Thưa cô, con không có ba – với giọng buồn.

+ Giáo viên đọc diễn cảm bài văn

+ Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của BT2, BT3

 

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ đã học ở tiết 1, 2

- Nhận xét, bổ sung

 

 

- Cả lớp theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS giỏi tiếp nối nhau đọc 2 lần toàn bài

 

 

 

 

 

 

 


+ Chia nhóm HS; phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã ghi sẵn các câu hỏi. Lưu ý học sinh: chỉ viết câu trả lời vắn tắt.

+ GV cử tổ trọng tài gồm 3 HS khá, giỏi để tính điểm thi đua theo tiêu chuẩn sau:

Lời giải: đúng / sai

Thời gian làm bài: nhanh / chậm

Cách trình bày của đại diện các

nhóm: rõ ràng, rành mạch / lúng túng

Yêu cầu 2:

+ Ý 1: Yêu cầu HS ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé

+ Ý 2: Nêu ý nghĩa về hành động của cậu bé

- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả, diễn giải cụ thể

- Nhận xét, bổ sung, chốt ý

- GV bình luận thêm: Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả  ba của người khác được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé.

Yêu cầu 3: Thứ tự kể các hành động:

a – b – c (hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động sau thì kể sau).

     Ghi nhớ kiến thức:

- Yêu cầu HS đọc thầm phần Ghi nhớ

 

2.3/ Hướng dẫn luyện tập

- Mời HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài:

+ Điền đúng tên Chim Sẻ và Chim Chích vào chỗ trống.

+ Sắp xếp lại các hành động đã cho thành câu chuyện.

+ Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, phát phiếu cho 3 HS làm

- Mời học sinh nêu kết quả trước

+ Học sinh hình thành nhóm và hoạt động theo nhóm

 

+ Tổ trọng tài sẽ tính điểm bài làm của mỗi nhóm theo 3 tiêu chí GV nêu

 

 

 

 

 

- Học sinh ghi lại vắn tắt những hành động của bé

- HS nêu ý nghĩa của hành động đó

- Đại diện nhóm trình bày bài, diễn giải cụ thể

- Nhận xét, bổ sung, chốt ý

- Cả lớp theo dõi

 

 

 

 

 

- HS nêu: thứ tự các hành động: a – b – c (hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau)

- Vài HS lần lượt đọc to phần Ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm

 

- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập

- Cả lớp theo dõi

 

 

 

 

 

 

- Học sinh làm việc cá nhân vào vở

 

- Một số HS làm trên phiếu trình bày


 

- Nhận xét, bổ sung, chốt ý

3)Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung của ghi nhớ

- Mời vài học sinh kể lại hành động của nhân vật trong câu chuyện mà em đã học.

- Y.cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài

- Chuẩn bị bài: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

- GV nhận xét, thái độ học tập của HS

kết quả làm bài.

- Cả lớp nhận xét.

 

- Học sinh nêu trước lớp

 

 

 

- Cả lớp theo dõi

 

nguon VI OLET