Trường : TH Bình Nhâm
Lớp : 4/2
GVHD : Trương Đức Hạnh
GSTT : Bồ Thảo Vy
Ngày dạy :25/3/2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 57 MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH, THÁM HIỂM
(GDMT: gián tiếp)
I. Mục tiêu
Hiểu các từ du lịch, thám hiểm ở BT1 và BT2
Bước đầu hiểu nghĩa câu tục ngữ ở BT3,biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố BT4
Giáo dục học sinh yêu thích những hoạt động về du lịch và thám hiểm.
GDMT:Giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp, có ý thức bảo về môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt đông dạy
Hoạt đông học

Ổn định: hát
KTBC
- Ôn tập
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
Du lịch và thám hiểm đã từng là mơ ước của rất nhiều người, trong đó có HS của chúng ta. Vậy để hiểu được các hoạt động du lịch- thám hiểm chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay:
“Mở rộng vốn từ: Du lịch – thám hiểm”

b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về “du lịch”
- GV đưa ra một số bức tranh
- GV nêu các câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động của con người có trong các bức tranh
+ Em đã được tham gia các hoạt động này bao giờ chưa?
+ Em tham ra các hoạt động đó ở đâu?
+ Những nơi đó được gọi là gì?
- GV: Để hiểu rõ những hoạt động nào là hoạt động du lịch, chúng ta cùng đi làm bài tập số 1.
Bài 1: (SGK- T105)
Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời:
a)Đi chơi ở công viên gần nhà
b)Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
c)Đi làm việc xa nhà
- HS làm việc theo nhóm đôi.


- GV nhận xét, đánh giá.
+ Em hãy đặt câu có từ du lịch?


+ Em hãy tìm các từ cùng nghĩa với từ du lịch

GDMT: Vậy theo các em khi mọi người tham gia các hoạt động du lịch thì có ảnh hưởng gì đến môi trường không?
Khi lượng khách du lịch đông thì chúng hầu hết những nơi tham quan đều bị xả đầy rác, túi nilong, chai nhựa… chúng ta cần vứt ra đúng nơi qui định, không xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước ta.
GV giải thích các từ đồng nghĩa
Hoạt động 2: “Thám hiểm là gì?”
- GV tiếp tục đưa ra một số tranh về các hoạt động thám hiểm
+ Những bức tranh này thể hiện các hoạt động gì?
+ Em thấy những người tham gia các hoạt động trong các bức tranh này như thế nào?
- Vậy để hiểu thám hiểm là gì, chúng ta đi làm bài tâp số 2.

Bài 2 (SGK) HS hoạt động theo nhóm




- GV nhận xét
- GV giới thiệu chân dung hai nhà thám hiểm: Phạm Tuân là người đầu tiên thám hiểm vũ trụ, và Neil A. Armstrong người đặt chân đầu tiên lên mặt trăng.
+ Hai ông làm các công việc đó thì các ông được gọi là gì, các em có biết không?
+ Ngoài 2 nhà thám hiểm này ra em có biết nhà thám hiểm nào khác không?
- Cho HS quan sát, số tranh liên quan.
- Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ thám hiểm trong các từ sau: khám phá, thăm dò, thám thính, chinh phục.
- GV giải thích các từ đồng nghĩa với thám hiểm
Đi du lịch và đi thám hiểm có đem lại những điều bổ ích cho mỗi chúng ta hay không, chúng ta cùng tìm hiểu sang bài tập 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV: Em hiểu từ đàng trong câu thành ngữ trên có nghĩa là gì?
- Đi một ngày đàng có nghĩa như thế nào?
+ Còn từ sàng có nghĩa là gì?


- GV giải thích :
+ Một ngày đi là một ngày thêm hiểu biết, học được nhiều điều hay.

+ Hay hiểu rộng ra là: Chịu khó hoà mình vào cuộc sốngđi đây, đi đó, con người sẽ hiểu biết nhiều, sớm khôn lớn, trưởng thành.
- GV : Khi đi ra ngoài, chúng ta sẽ học thêm được rất
nguon VI OLET