TUẦN 3:

TẬP LÀM VĂN

KỂ LẠI LỜI NÓI – Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT

 

I. MỤC TIÊU:

- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện (nội dung Ghi nhớ).

- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp (bài tập mục III)

* KNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Tìm kiếm v xử lý thơng tin- Tư duy sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ & 2 màu phấn khác nhau để viết 2 cách dẫn lời khác nhau: lời nói trực tiếp & lời nói gián tiếp ở câu 3 phần Nhận xét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1) Kiểm tra bài cũ: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ?

- Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?

- Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin”?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

3) Dạy bài mới:  

Giới thiệu bài:  GV ghi bảng đầu bài

Hoạt động1:

Hướng dẫn học sinh học phần nhận xét

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết nhanh ra nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé.

- Mời học sinh nêu trước lớp

- GV cùng HS nhận xét tuyên dương phần trình bày của học sinh.

 

 

 

 

- 1 học sinh nhắc lại ghi nhớ bài.

 

- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu, hoặc thân phận của nhân vật.

- HS nêu – cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn – nhận xét.

 

 

- Cả lớp theo dõi

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- Cả lớp đọc bài, viết nhanh ra nháp, nêu trước lớp.

 

- Học sinh nêu trước lớp

- Nhận xét, bổ sung.

  + Câu ghi lại ý nghĩ: Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!


 

 

 

Bài 2:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài

- Lời nói & ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?

- Yêu cầu học sinh phát biểu trước lớp

- Nhận xét bổ sung, chốt lại

 

 

Bài 3:

- Mời học sinh yêu cầu và nội dung bài tập

 

 

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài

- Mời học sinh trình bày trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng

- Giáo viên sử dụng bảng phụ đã ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão bằng 2 loại phấn màu khác nhau để học sinh dễ phân biệt.

 

 

 

 

Hoạt động 2:

- Hướng dẫn học sinh học thuộc phần Ghi nhớ

- Yêu cầu học sinh đọc  ghi nhớ bài.

 

Hoạt động 3: Hướng dẫn phần luyện tập

Bài tập 1:

- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm

GV nhắc: Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián

      Cả tôi nữa….của ông lão.

   + Câu ghi lại lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

 

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi

 

- Học sinh trả lời trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, chốt lại: Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người.

 

- Học sinh đọc: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể sau đây có gì khác nhau?

- Học sinh suy nghĩ và làm bài

- Học sinh trình bày trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng

      a) Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão)

      b) Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng hô tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão

 

 

 

- Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK.

- Cả lớp đọc thầm lại.

 

 

- HS đọc: Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trongt đoạn văn sau;

- HS trao đổi nhóm để tìm lời nói trực tiếp & gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn

 

 


tiếp.

- Mời đại diện trình bày kết quả thảo luận

- Nhận xét, bổ sung, chốt lại

+ Lời của cậu bé thứ hai: Còn tớ, tớ….ông ngoại; & lời của cậu bé thứ ba: Theo tớ, …bố mẹ được kể theo cách trực tiếp.

 

 

 

Bài tập 2:

- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập

- GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói gián tiếp thành lời nói trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển:

+ Phải thay đổi từ xưng hô, nếu người nói về mình.

+ Phải đặt lời nói trực tiếp vào dấu hai chấm & ngoặc kép, hoặc dùng dấu hai chấm, (xuống dòng) rồi gạch đầu dòng.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở (VBT)

- Mời học sinh trình bày trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở

Bài tập 3:

- Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập

 

- GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp cần xác định rõ đó là lời của ai với ai & tiến hành:

+ Thay đổi từ xưng hô.

+ Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở (VBT)

- Mời học sinh trình bày trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở

* KNS: -Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Tìm kiếm và xử lý thông tin - Tư duy sáng tạo

3) Củng cố - dặn dò: 

 

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung, chốt lại

   + Lời của cậu bé thứ nhất được kể theo cách gián tiếp: Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Lời bàn nhau của 3 cậu bé cũng được kể theo cách gián tiếp: Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng.

 

- Học sinh đọc: Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp

- Cả lớp theo dõi

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp làm vào vở.

- Học sinh trình bày trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở

 

- Học sinh đọc: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp

- Cả lớp theo dõi

 

 

 

 

 

- Cả lớp làm vào vở.

- Học sinh trình bày trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở

 

 

 

 


- Yêu cầu học sinh đọc lại phần Ghi nhớ

- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc nội dung bài học cần ghi nhớ. 

- Chuẩn bị : Viết thư.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Học sinh thực hiện

 

 

- Cả lớp theo dõi

 

nguon VI OLET