TUẦN 3:

Ngày soạn: 15/09/2017

Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017

Tiết 1:                                   HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:

Tiết 2:                                                  Đạo Đức:

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)

I.Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.

- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.

- Có ý thức vươn lên trong học tập.

*GDKNS: KN lập kế hoạch vượt khó trong học tập; KN tìm kiếm sự hỗ trợ, sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.

II.Các pp/kt dạy học tích cực:

- Dự án. Giải quyết vấn đề.

III.Đồ dùng:

- GV+HS:  Tranh minh hoạ SGK

IV.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- GV yêu cầu 1số HS trình bày việc làm thể hiện tính trung thực.

- Tổ chức cho HS góp ý về việc làm của bạn.

2.Bài mới: (27)

a. Khám phá:

- GV gtb.

b. Kết nối:

HĐ1:Tìm hiểu nội dung truyện:Một học sinh nghèo vượt khó

- GV kể truyện: Một học sinh nghèo vượt khó 1 lần

- GV lần lượt nêu câuhỏi1,2,3SGK

- GV tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận về ý thức vượt khó của bản thân.

 

 

 

HĐ2:Những việc cần làm để thể hiện tinh thần vượt khó

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài 1.

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS đánh giá và nêu những việc cần làm để thể hiện tinh thần vượt khó.

 

- 2HS trình bày việc làm thể hiện tính trung thực của bản thân.

- HS góp ý về việc làm thể hiện tính trung thực của bạn và rút ra kết luận.

+ Trung thực trong học tập thể hiện lòng tự trọng.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS nghe cô giáo kể chuyện, 1HS kể tóm tắt truyện.

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu, nhận xét câu trả lời của bạn và rút ra kết luận.

+ Mỗi người đều có những khó khăn riêng.Để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn đó

- 2 HS đọc ghi nhớ SGK

- HS nêu yêu cầu bài tập 1. HS thảo luận và làm bài theo nhóm đôi.Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS rút ra kết luận về những việc nên làm:

1

 

 


 

 

 

HĐ3:Tự liên hệ

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài 2

- GV theo dõi giúp đỡ HS tổ chức cho HS trình bày phần tự liên hệ

- GV nhận xét khen những HS đã biết thể hiện tinh thần vượt khó.

3.Vận dụng: (3)

GV nêu câu hỏi:

- Cần phải làm gì khi gặp khó khăn trong học tập?

- GV hướng dẫn HS rèn luyện và chuẩn bị tiết thực hành.

+ Tự suy nghĩ, cố gắng làm bài bằng được. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn

- HS nêu yêu cầu bài tập 2, HS kể cho nhau nghe trong nhóm đôi.

- HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét về việc làm thể hiện tinh thần vượt khó

 

 

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu, 2 HS đọc ghi nhớ.

- HS về nhà rèn luyện và chuẩn bị tiết thực hành.

------------------------------------------------------------------

Tiết 3+4:  THỂ ỤC:

------------------------------------------------------------------

Tiết 5:                                                Toán:

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp)

I.Mục tiêu:

- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.

- HS được củng cố về hàng và lớp. (Bài tập cần làm B1,2,3)

II.Đồ dùng: G: Bảng phụ kẻ sẵn như phần đầu bài học

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Củng cố kiến thức đã học(5)

- GV yêu cầu HS viết sau đó đọc các số: mười lăm triệu, ba trăm linh hai triệu.

- GV tổ chức cho HS trình bày, đánh giá

2. Bài mới: (27)

HĐ1: Hình thành kiến thức

- GV treo bảng phụ yêu cầu HS xác định hàng, lớp và đọc số:342 157 413

- GV tổ chức cho HS trình bày, nêu cách đọc số đến lớp triệu

 

HĐ2: Thực hành

Bài 1,2,3:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài 1,2,3

 

- HS viết số, đọc số theo yêu cầu.Kết hợp nêu tên các hàng, lớp

- HS nhận xét kĩ năng viết, đọc số của bạn

+ 15 000 000; 302 000 000

 

 

- HS theo dõi bảng phụ đọc ,viết số theo yêu cầu

- HS nhận xét bạn và nêu cách đọc

+ Tách số thành từng lớp

Đọc từ trái sang phải dựa vào cách đọc số có 3 chữ số và thêm tên của lớp đó

 

- HS nêu yêu cầu bài tập 1,2,3

1

 

 


- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS  nhận xét và rút ra cách đọc,viết số đến lớp triệu

 

Bài 4:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài 4

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS  nhận xét và chốt kết quả đúng

 

 

*Hoạt động nối tiếp: (3)

- GV củng cố ND bài và dặn dò HS.

 

- HS làm bài vào vở, HS chữa bài

- HS nhận xét bài của bạn nêu cách đọc,viết số đến lớp triệu

+ Đọc, viết các số theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt từng chữ số

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài vào vở, HS đổi chéo vở kiểm tra

- HS nhận xét bài của bạn, KL

a,Số trường THCS là 9873

b,Số HS tiểu học là 8 350 191

c,Số GV trung học PT là 98 714

- HS trả lời câu hỏi và về nhà chuẩn bị bài theo yêu cầu

------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: 16/09/2017

Ngày dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017

Tiết 1:                                                Toán:

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.

- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

II.Đồ dùng:

            GV: Bảng phụ chép bài tập 1

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HĐ1: Thực hành: (32)

Bài 1:

- GV treo bảng phụ giúp HS nắm vững yêu cầu bài1 và nắm vững mẫu

- GV theo dõi giúp đỡ HS

 

 

- GV tổ chức cho HS trình bày bài, nhận xét và chốt kết quả đúng

Bài 2,3:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài 2,3

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS  nhận xét và rút ra cách đọc,viết số đến lớp triệu

Bài 4:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập 1.HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV để nắm vững mẫu

- HS làm bài, trao đổi với nhau theo nhóm đôi

- HS nối tiếp nhau đọc số, viết số và nêu cấu tạo số

 

- HS nêu yêu cầu bài tập 2,3

- HS làm bài vào vở, HS chữa bài

- HS nhận xét bài của bạn nêu cách đọc,viết số đến lớp triệu

+ Đọc(viết) các số theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt từng chữ số

- HS nêu yêu cầu bài tập 4

- HS làm bài vào vở, HS chữa bài

1

 

 


bài 4

- GV theo dõi giúp đỡ HS

- GV tổ chức cho HS trình bày bài, nhận xét và rút ra kết quả đúng

 

Hoạt động nối tiếp: (3)

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài: Luyện tập

- HS nhận xét bài của bạn nêu cách làm và thống nhất kết quả đúng

Số

Giá trị chữ số 5

715 638

5 000

571 638

500 000

836 571

500

- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu

------------------------------------------------------------------

Tiết 2:                                           Khoa Học:

VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO

I.Mục tiêu:

- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, cua), chất béo (mỡ, dầu, bơ ...).

- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:

+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.

+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.

II.Đồ dùng:

GV+HS:  Hình trang 12, 13 SGK, phiếu học tập

III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ: (5)

- GV y/c HS nêu tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của nó đối với cơ thể?

 

- GV tổ chức cho HS đánh giá.

2. Bài mới: (27)

a. Khám phá:

- GV gtb.

b. Kết nối:

HĐ1:Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo

- GV tổ chức cho HS quan sát hình T12,13 để trả lời câu hỏi SGK:

+ Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiếu chất đạm,chất béo?

+ Nêu vai trò của chất đạm, chất béo đối với cơ thể?

 

- 2 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

-HS nhận xét bổ sung, KL

+Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường là: ngô, gạo, lúa mì...

Chất bột đường cung cấp năng lượng cho cơ thể

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS quan sát hình vẽ (T12,13 -SGK),thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm nêu kết quả.

- Nhóm khác bổ sung, KL

+ Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể. Chất đạm có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa,lạc...

1

 

 


- GV theo dõi giúp đỡ HS, hướng dẫn HS trả lời và rút ra KL

 

 

HĐ2:Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo

- GV phát phiếu học tập, theo dõi HS làm bài, hướng dẫn HS chữa bài

 

3.Vận dụng: (3)

GV nêu câu hỏi:

+ Nêu vai trò của chất đạm và chất béo?

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.

+ Chất béo giúp cơ thể hấp thụ các Vi-ta min.Chất béo có nhiều trong:dầu ăn, mỡ lợn, bơ,đậu, lạc ,vừng...

 

- HS làm bài tập theo phiếu

- HS nhận xét ,sữa chữa

+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật

 

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu

 

- HS về nhà chuẩn bị bài theo yêu cầu

 

------------------------------------------------------------------

Tiết 3:                                            Tập Đọc:

THƯ THĂM BẠN

I.Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nổi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng ban.

(Trả lời được CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

*GDKNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tư duy sáng tạo.

II.Các pp/kt dạy học tích cực:

- Động não

- Trải nghiệm

- Trao đổi cặp đôi.

III.Đồ dùng:

GV: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc từ (từ đầu ....chia buồn với bạn)

IV.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ: (5)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 và đọc thuộc lòng bài thơ: Truyện cổ nước mình.

- GV đánh giá.

2. Bài mới: (27)

a. Khám phá:

 

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi 3 theo yêu cầu

- HS nhận xét kĩ năng đọc và nắm ND bài của bạn

 

 

1

 

 


- GV gtb.

b. Kết nối:

HĐ1: Luyện đọc

- GVyêu cầu HS xác định số đoạn của bài.Tổ chức cho HS đọc từng đoạn và cả bài, giúp HS sửa tiếng sai,sửa giọng đọc.Giúp HS giải nghĩa từ.

 

 

- GV đọc toàn bài

HĐ2: Tìm hiểu bài

- GV lần lượt nêu câu hỏi 1,2,3,4

SGK và yêu cầu HS trả lời

- GV tổ chức cho HS đánh giá và rút ra nội dung từng đoạn, từng bài

 

 

HĐ3: Luyện đọc diễn cảm

- GV yêu cầu HS đọc toàn bài, giúp HS tìm đúng giọng đọc;giúp HS biết đọc diễn cảm đoạn 1.Tổ chức cho HS luyện đọc và bình chọn nhóm đọc tốt.

 

3. Vận dụng: (3)

GV nêu câu hỏi:

- Câu chuyện giúp ta hiểu gì?

- GV yêu cầu HS về nhà họcbài, chuẩn bị bài.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS nêu số đoạn của bài, nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, cần đọc trôi chảy, đọc đúng các từ: chia buồn, thiệt thòi

- HS giải nghĩa các từ: xả thân, quyên góp, khắc phục

- HS đọc trong nhóm đôi, HS đọc toàn bài.

 

- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

- HS nhận xét và rút ra ND của đoạn, của bài.

+ Sự cảm thông, chia sẻ khi thấy bạn gặp hoàn cảnh khó khăn của Lương

 

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, xác định giọng đọc theo yêu cầu.

- HS luyện đọc phân vai đoạn1 trong nhóm, các nhóm thi đọc trước lớp.

- HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

+ Cần đọc với giọng thể hiện sự thông cảm với người bạn bị bất hạnh

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu

- HS học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu.

------------------------------------------------------------------

Tiết 4:                                              Chính Tả:

NGHE - VIẾT: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

I.Mục tiêu:

- Nghe - viết và trình bày bài CT sạch sẽ biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.

- Làm đúng BT(2)a

II.Đồ dùng:   GV: giấy khổ to viết ND bài tập 2a

III.Các hoật động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- GV yêu cầu HS viết các tiếng: lăng kính,lăn bánh

- GV tổ chức cho HS đánh giá

2. Bài mới: (27)

 

- HS viết các tiếng theo yêu cầu

- HS đánh giá bài của bạn.

 

 

1

 

 


a. Khám phá:

- GV gtb.

b. Thực hành:

HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết: Cháu nghe câu chuyện của bà

- GV đọc bài viết, nêu câu hỏi: Hãy tìm nội dung của đoạn viết?

- Tổ chức cho HS đánh giá rút ra nội dung đoạn viết.Cho HS luyện viết các tiếng khó.

 

 

- GV đọc từng câu kết hợp theo dõi, giúp đỡ HS.

- GV chấm chữa bài cho HS.

HĐ2: Hướng dẫn hS làm bài tập

Củng cố kĩ năng viết đúng các tiếng có chứa thanh ?/~

- GV giúp HS nắm vữngyêu cầu bài tập 2b.

 

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS đánh giá và chốt các câu trả lời đúng.

3. Vận dụng: (3)

- GV nêu câu hỏi:

+ Hãy nêu lại nội dung đoạn viết?

- Hướng dẫn HS luyện viết và chuẩn bị bài tuần sau.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS đọc đoạn viết trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

- HS nhận xét câu trả lời của bạn nêu nội dung của đoạn văn.

- HS nêu và phân tích cấu tạo chính tả, luyện viết các từ: rưng, mỏi, dẫn, chiều,chuỵên

- HS viết bài vào vở

- HS đổi chéo vở để soát bài

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập 2. HS làm bài chữa bài.

- HS nhận xét bài của bạn và chốt các câu trả lời đúng.

+ Thứ tự điền đúng là: bảo, thử, vẽ cảnh,cảnh, khẳng,bởi, sĩ, vẽ, ở, chẳng     

 

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

- HS học bài và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: 16/09/2017

Ngày dạy: Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017

Tiết 2:                                               Toán:

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

  - Đọc, viết thành thạo các số đến lớp triệu.

  - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

II.Đồ dùng:

            GV: Bảng phụ chép bài tập 4

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

Kiểm tra công tác chuẩn bị của HS ở nhà.

 

 

1

 

 


2. Bài mới: (27)

HĐ1: Thực hành

Bài 1:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài1

- GV theo dõi giúp đỡ HS

- GV tổ chức cho HS trình bày bài, nhận xét và chốt kết quả đúng

 

 

 

Bài 2:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài 2

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS  nhận xét và rút ra cách viết số đến lớp triệu

 

Bài 3:

- GV giúp HS nắm vững yêu

- GV theo dõi giúp đỡ HS

- GV tổ chức cho HS trình bày bài, nhận xét và rút ra kết quả đúng

 

 

 

Bài 4:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài 4

- GV viết số 1 nghìn triệu yêu cầu HS đọc, nhận xét số. Tổ chức cho HS đọc các số còn lại

 

 

 

3.Hoạt động nối tiếp: (3)

 - GV  củng cố ND, yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài: Dãy số tự nhiên

 

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập 1.HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu

- HS làm bài, trao đổi với nhau theo nhóm đôi

- HS nối tiếp nhau đọc số, viết số và nêu cấu tạo số

- HS nhận xét bạn và sửa cách đọc, viết cho bạn(nếu bạn sai)

- HS nêu yêu cầu bài tập 2

- HS làm bài vào vở, HS chữa bài

- HS nhận xét bài của bạn nêu cách viết số đến lớp triệu

+ Viết các số theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt từng chữ số

- HS nêu yêu cầu bài tập 3

- HS làm bài vào vở, HS chữa bài

- HS nhận xét bài của bạn nêu cách làm và thống nhất kết quả đúng

+ Nước có số dân nhiều nhất:Ấn Độ

b,Nước có số dân ít nhất là: Lào

c, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Liên bang Nga,Hoa kì, Ấn Độ

- HS nêu yêu cầu bài tập 4

- HS đọc số theo yêu cầu và nêu nhận xét: 1 nghìn triệu gọi là 1 tỉ

Viết

Đọc

1 000 000 000

1 nghìn triệu(1tỉ)

5 000 000 000

5 nghìn triệu(5 tỉ)

315 000 000 000

315 nghìn triệu

(315 tỉ)

 

- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu

------------------------------------------------------------------

Tiết 3:                                    Luyện Từ Và Câu:

TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

I.Mục tiêu:

- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ , phân biệt từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).

1

 

 


- Nhận biết được từ đơn, từ phức (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ.

II.Đồ dùng:  

- GV+HS: Từ điển

III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gv yêu cầu HS: Hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm?

- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới : (27)

a. Khám phá :

- GV gtb.

b. Kết nối:

HĐ 1: Phần nhận xét

*Từ đơn và từ phức:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu  1,2 phần nhận xét

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS trình bày và rút ra kết luận phân biệt giữa từ đơn và từ ghép

 

 

 

 

HĐ 2: Thực hành

Bài tập 1:

 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 1

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS trình bày và chốt kết quả đúng

 

 

Bài tập 2:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 2

- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS trình bày ,đánh giá

Bài tập 3:

 Củng cố rèn kĩ năng đặt câu

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 3

 

- HS nêu tác dụng của dấu hai chấm theo yêu cầu

- HS nhận xét kĩ năng hiểu bài của bạn

- 1 HS nhắc lại Ghi nhớ

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu 1,2

- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.Nhóm khác bổ sung, chốt kiến thức.

+ Từ gồm 1 tiếng gọi là từ đơn

Từ gồm 2 hay nhiều tiếng gọi là từ phức

- 2 hs đọc Ghi nhớ - SGK

- HS tự lấy ví dụ về từ đơn, từ ghép

 

- HS nêu yêu cầu bài tập 1, HS thảo luận và làm bài trong nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày,nhóm khác nhận xét, bổ sung chốt kết quả đúng

+ Từ đơn: rất, vừa, lại

  Từ phức:công bằng, thông minh,độ lượng, đa tình,đa mang

- HS nêu yêu cầu bài tập 2, HS làm bài vào vở

- HS nối tiếp nhau nêu từ mình tìm theo yêu cầu. HS nhận xét từ bạn tìm và đánh giá

 

- HS nêu yêu cầu bài tập3, HS làm bài vào vở

1

 

 


- GV theo dõi giúp đỡ HS, tổ chức cho HS trình bày, nhận xét cấu tạo thành phần câu

3. Vận dụng: (3)

- GV nêu câu hỏi:

+ Thế nào là từ đơn, từ phức?

 

- GV yêu cầu HS học bài và chuẩn bị bài

- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau

- HS nhận xét kĩ năng đặt câu của bạn

 

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu, 2HS đọc ghi nhớ SGK

- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài

------------------------------------------------------------------

Tiết 4:                                           KTruyện:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I.Mục tiêu:

- Kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).

- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết đề bài

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- GV yêu cầu HS kể chuyện Nàng tiên Ốc.

-Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá.

2. Bài mới: (27)

a.Khám phá:

- GV gtb.

b. Thực hành :

HĐ1: Tìm hiểu đề

- GV yêu cầu HS  đọc đề và trả lời các câu hỏi sau:

+ Câu chuyện thuộc loại bài nào?

+ Chủ đề của câu chuyện là gì?

 

 

HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện

- GV yêu cầu HS đọc gợi ý và trả lời câu hỏi:

+ Câu chuyện có nội dung thế nào?

+ Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?

- GV tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận.

 

 

- HS kể chuyện và trả lời theo yêu cầu

- HS nhận xét về kĩ năng kể và nắm được ý nghĩa câu chuyện.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS đọc đề bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu. HS nhận xét và rút ra kết luận:

+ Loại bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc.

+ Chủ đề: Về lòng nhân hậu.

 

- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4 SGKvà trả lời câu hỏi theo yêu cầu

- HS nhận xét và rút ra kết luận

+ Nội dung câu chuyện nói về những người có tấm lòng nhân hậu, biết hi sinh, thông cảm, san sẻ với những người bất hạnh

1

 

 


 

 

 

HĐ3: Thực hành kể chuyện

- GV tổ chức choHS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện

- GV tổ chức cho HS đánh giá và bình chọn HS kể tốt nhất.

3. Vận dụng: (3)

 - GV nêu câu hỏi: Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?

- GV yêu cầu HS về nhà kể cho gia đình nghe và chuẩn bị bài tuần sau.  

+ Cần kể dúng chủ đề, đầy đủ cốt truyện, biết kết hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ

- HS kể chuyện trong nhóm đôi, kể xong trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện

- HS thi kể trước lớp, nhận xét và bình chọn HS kể tốt nhất

 

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu

- HS học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu

------------------------------------------------------------------

Tiết 5:                                             Tập Đọc:

NGƯỜI ĂN XIN

I.Mục tiêu:

- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.

-ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi  bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

*GDKNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị.

II.Các pp/kt dạy học tích cực:

- Động não. Thảo luận nhóm. Đọc vai (đọc theo vai).

III.Đồ dùng:

- GV+HS: tranh minh hoạ SGK

- GV: Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc(từ Tôi chẳng biết .... chút gì của ông lão)

IV.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- GV yêu cầu HS đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi 3

- GV đánh giá.

2. Bài mới: (27)

a. Khám phá:

- GV gtb

b. Kết nối:

HĐ1: Luyện đọc

- GV yêu cầu HS xác định số đoạn của bài. Tổ chức cho HS đọc từng đoạn và cả bài, giúp HS sửa tiếng sai, sửa giọng đọc.

 

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi 3 theo yêu cầu

- HS nhận xét kĩ năng đọc và nắm ND bài của bạn

 

-  HS quan sát tranh, nhận xét và lắng nghe.

 

 

- HS nêu số đoạn của bài, nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, cần đọc trôi chảy, đọc đúng các từ:

 

1

 

 

nguon VI OLET