TÌM HIỂU MĨ THUẬT DÂN GIAN VIỆT NAM
- Mĩ thuật dân gian là dòng mĩ thuật phục vụ cho đông đảo cho tầng lớp nhân dân, được các nghệ nhân lưu truyền từ đời này sang đời khác
KHÁI QUÁT VỀ MĨ THUẬT DÂN GIAN
- Mĩ thuật dân gian được thể hiện qua các sản phẩm đồ gốm, qua điêu khắc các tượng ở chùa, đình, tượng nhà mồ Tây Nguyên, các tượng nhỏ dân gian,… nhưng được thể hiện rõ nét nhất qua điêu khắc trang trí đình làng và qua các dòng tranh dân gian Việt Nam.
1. Điêu khắc trang trí đình làng
Đặc điểm:
Có đề tài đa dạng phản ánh những vấn đề xã hội, những sinh hoạt rất đời thường của người nông dân, ca ngợi sự phồn thực của con người, cảnh thiên nhiên.
Có đường nét đơn giản, dứt khoát, hình khối mạnh chắc, dáng chung sống động.
Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn và phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những người sáng tạo ra nó.
Các nghệ nhân xưa không bị phụ thuộc vào khuôn mẫu có sẵn và quan niệm phong kiến do đó các bức chạm khắc mang đạm tính dân gian và bản sắc dân tộc.
Một số tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng tiêu biểu:
Trai gái đùa vui 
(Đình Hưng Lộc – Nam Định)
Chuốc rượu
(Đình Hoàng Xá – Hà Tây)
 Táng mả hàm rồng
(Đình Ngọc Canh – Vĩnh Phúc)
 Đánh cờ
(Đình Ngọc Canh – Vĩnh Phúc)
2. Tranh dân gian Việt Nam
- Tranh dân gian Việt Nam là loại tranh đồ họa có từ lâu đời do người lao động làm ra để phục vụ đời sống tinh thần, được lưu truyền từ đời này qua đời khác và thường được bán trong dịp chuẩn bị đón năm mới nên còn gọi là tranh Tết.
Những dòng tranh chính:
Đông Hồ (làng Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Hàng Trống (phố Hàng Trống, Hà Nội)
Ngoài ra còn có các dòng tranh Kim Hoàng (Hà Tây), Làng Sình (Huế), Đồ Thế (Nam Bộ).
Tranh Đông Hồ
Tranh Hàng Trống
Tranh Đông Hồ
Tranh Hàng Trống
Cách làm
- In hoàn toàn bằng ván khắc, không dùng bút để vẽ hay tô màu.
- Quét màu rồi in lên giấy gió (giấy làm từ cây gió) phủ điệp (vỏ con điệp được nung lên rồi tán nhuyễn hòa với hồ nếp, chất bột được quét lên giấy gió bằng chổi lá thông).
- Các mảng màu được in trước, nét viền màu đen in sau. Mỗi màu tương ứng với một bản khắc gổ.
- Nửa in nửa vẽ
- Tranh được in nét đen trước, vẽ phẩm màu bằng bút lông sau.
Đề tài
+ Phản ánh những sinh hoạt thường ngày của người dân quê một cách mộc mạc, dí dỏm, biểu hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, gia đình, sự lao động cần cù, yêu đời với những ước mơ bình dị (tranh Hứng dừa, Cá chép, Gà mái,…)
+ Minh họa truyện (truyện Thạch Sanh, Lục Vân Tiên,…)
+ Phê phán thói hư tật xấu trong xã hội, của giai cấp thống trị, của tầng lớp giàu có (tranh Đánh ghen, Đám cưới chuột,…)
+ Để thờ (tranh Bạch hổ, Ngũ hổ,….)
+ Tả cảnh sinh hoạt (tranh Chợ quê, Tố nữ,….), phong cảnh (tranh Lý ngự vọng nguyệt, Tứ quý,…)
+ Minh họa truyện (truyện Kiều, Phạm Công – Cúc Hoa,….).
+ Thể hiện những ước vọng của người dân (tranh Tam đa, Thất đồng,…)
ĐỀ TÀI PHÊ PHÁN XÃ HỘI
Đám cưới chuột (Tranh Đông Hồ)
Đánh ghen
(Tranh Đông Hồ)
ĐỀ TÀI VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Canh nông
Chợ quê
Đàn lợn
ĐỀ TÀI SINH HOẠT VUI CHƠI
Rồng rắn lên mây
Múa rồng
Bịt mắt bắt dê
ĐỀ TÀI:
ƯỚC MƠ VỀ CUỘC SỐNG (CHÚC TỤNG)
Vinh hoa – Phú quý
Đại cát
ĐỀ TÀI THỜ CÚNG TÍN NGƯỠNG
Ngũ hổ (Tranh Hàng Trống)
Bà chúa thượng ngàn (Tranh Hàng Trống)
ĐỀ TÀI LỊCH SỬ
Hai Bà Trưng
Ngô Quyền đánh giặc
Bắt sống giặc lái Mỹ
ĐỀ TÀI CẢNH SINH HOẠT
Tố nữ (Tranh Hàng Trống)
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH
Tứ quý (Tranh Hàng Trống)
ĐỀ TÀI TRUYỆN TRANH
Thạch Sanh đánh Trăn tinh
Thạch Sanh gặp công chúa
Tranh Đông Hồ
Tranh Hàng Trống
Màu sắc
- Lấy từ tự nhiên:
+  Đen được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kĩ.
+ Xanh lấy từ rỉ đồng.
+ Xanh mát lấy lá chàm.
+ Vàng lấy từ hoa hòe, quả dành dành.
+ Trắng lấy từ vỏ trai điệp nghiền mịn.
+ Màu đỏ lấy từ sỏi non, gỗ vang.
+ Màu son của sỏi đồi tán nhuyễn.
+ …….
- Màu được chế từ tự nhiên, hoặc sử dụng phẩm màu:
+ Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ; màu vàng từ hoa hòe; màu chàm (xanh lục) của các loại nguyên liệu từ núi rừng; màu son bằng đá son tán nhuyễn.
+ Các màu hồng điều, lam, … lấy từ màu phẩm. 
Chất liệu
+ Tranh Đông Hồ thường in trên giấy gió phủ điệp, sau đó quét điệp bằng chổi thông và tạo nên các đường ganh

+ Các ván gỗ khắc tranh thường làm từ gỗ thị, loại gỗ này ít lồi, mịn màng, dẻo quánh, dùng in tranh rất bền.
+ Tranh Hàng Trống in trên giấy gió hoặc giấy báo khổ rộng. Những bộ tranh lớn thường được bôi trên giấy dày rộng.
+ Các ván khắc gỗ tranh Hàng Trống thường là gỗ thị nét đen, in trong tranh là mực tàu.
Chăn trâu thổi sáo (Tranh Đông Hồ)
Đánh ghen (Tranh Đông Hồ)
Lợn âm dương (Tranh Đông Hồ)
KẾT LUẬN
Tranh Đông Hồ và Hàng Trống là loại tranh khắc gỗ nhưng do lối khắc, vẽ, cách in, sử dụng chất liệu khắc nhau nên hình thức của mỗi dòng tranh mang phong cách riêng.
Nội dung tranh dân gian phong phú, vui tươi, trong sáng.
Tranh có vẻ đẹp hài hòa, bố cục theo lối ước lệ, thuận mắt.
Tính biểu trưng được sử dụng để nhấn mạnh, làm nổi bật trọng tâm đề tài của tranh.
nguon VI OLET