1
Dạy học và kiểm tra, đánh giá
môn Âm nhạc bậc Tiểu
2
I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN ÂM NHẠC:
Chương trình là pháp lệnh, trong đó gồm 5 thành tố:

1. Mục tiêu

2. Nội dung

3. Yêu cầu cần đạt ( Chuẩn KT-KN)
4. Phương pháp
5. Đánh giá
3
a. Có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc.
b. Luyện tập một số kỹ năng ban đầu để hát đúng, hòa giọng, diễn cảm và có thể kết hợp một số hoạt động khi tập hát.
- Bước đầu luyện Tập đọc nhạc và Chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Luyện tập nghe và cảm nhận âm nhạc.
c. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật âm nhạc nhằm phát triển hài hòa nhân cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú lành mạnh, đem đến học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn và tự tin.
- Có nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài trường học.
1. Mục tiêu môn Âm nhạc:

4
2. Nội dung môn Âm nhạc:

- Lớp 1,2,3
- Lớp 4,5
Học hát
Phát triển âm nhạc
Tập đọc nhạc
Học hát
Phát triển âm nhạc
5
3. Chuẩn KTKN:
3.1. Khái niệm:
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cả cấp học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn SGK, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục.
6
3. Chuẩn KTKN:
3.2. Mối quan hệ giữa Chuẩn và SGK, giữa chuẩn và công tác dạy học:
7
3. Chuẩn KTKN:
3.2. Mối quan hệ giữa Chuẩn và SGK, giữa chuẩn và công tác dạy học:
- SGK: tài liệu tiếp nối chương trình, cụ thể hoá những quy định của chương trình về mục tiêu bộ môn, phạm vi, số lượng, mức độ các đơn vị kiến thức; định hướng về PPDH, gợi ý tổ chức các hoạt động học tập.
- Căn cứ để biên soạn SGK là chương trình (cụ thể là Chuẩn):
+ Mục đích, yêu cầu của Chuẩn được thể hiện trong mục tiêu và nội dung bài học trong SGK
+ Tuy nhiên, mục tiêu của SGK là mọi đối tượng HS với những khả năng và điều kiện học tập không giống nhau. Vì vậy, trên cơ sở Chuẩn, SGK còn có một số nội dung kiến thức, kĩ năng có tính “mở rộng, phát triển”.
8
3. Chuẩn KTKN:
3.3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Âm nhạc:
3.3.1. Cấu trúc nội dung tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Âm nhạc: Gồm 4 cột: Tuần, bài, yêu cầu cần đạt, ghi chú.
- Cột bài bao gồm các bài học trong SGK của môn học theo từng lớp.
- Cột yêu cầu cần đạt đối với từng bài học được hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) đòi hỏi tất cả HS đều phải đạt được.
- Cột ghi chú gồm những nội dung cụ thể làm rõ yêu cầu cần đạt hoặc những yêu cầu dành cho HS ở vùng có điều kiện về CSVC, có GV chuyên nhạc.
9
3. Chuẩn KTKN:
3.3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Âm nhạc:
Ví dụ: Chuẩn từng bài của Lớp 1
Ví dụ: Chuẩn từng bài của lớp 5
10
Hoạt động nhóm: Chia 5 nhóm
1. Lập KHDH môn Âm nhạc theo chuẩn KT-KN.
- Nhóm 1: Lớp 1 (nội dung Hát)
- Nhóm 2: Lớp 2 (nội dung Phát triển kĩ năng âm nhạc.)
- Nhóm 3: Lớp 3 ( nội dung phát triển kĩ năng âm nhạc)
- Nhóm 4: Lớp 4 (nội dung Tập đọc nhạc)
- Nhóm 5: Lớp 5 (nội dung Phát triển khả năng âm nhạc)
11
a. Các lớp 1,2,3: Có 2 nội dung: Hát và Phát triển khả năng âm nhạc.
* Nội dung Hát:

Khi dạy, GV lấy nội dung dạy Hát làm chủ yếu. Vì vậy, yêu cầu cần đạt của HS là: Biết hát theo giai điệu và lời ca, không yêu cầu HS phải biết tên các nhạc sĩ sáng tác. Khi hát, các em được kết hợp với các hoạt động vỗ tay, gõ đệm theo bài hát (Có thể theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca) hoặc hát kết hợp với vận động phụ họa đơn giản,... không áp đặt cách vỗ tay hoặc gõ đệm.
GV có quyền tự lựa chọn để hướng dẫn HS sao cho phù hợp, cốt yếu là tạo được không khí lớp học sôi nổi, HS hứng thú vừa hát vừa vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca của bài hát.
12
a. Các lớp 1,2,3: Có 2 nội dung: Hát và Phát triển khả năng âm nhạc.
* Nội dung Hát:
Ở các lớp đầu cấp, HS vẫn còn trong giai đọan học chữ nên yêu cầu cần đạt của Chuẩn đặc biệt quan tâm tới việc tạo ra không khí học vui – vui học trong mỗi giờ Âm nhạc.
- Đến các tiết ôn tập, Tài liệu mới đưa ra yêu cầu Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Một số bài hát có nhiều lời ca, tốc độ nhanh, khó lấy hơi, HS khó nhớ ( ví dụ bài hát Quả và bài Năm ngón tay ngoan ở lớp 1, tài liệu hướng dẫn các địa phương có thể tùy ý thay thế bằng những bài hát trong phần Phụ lục hoặc những bài hát của địa phương, nhưng phải ngắn gọn, dễ hát và có tính giáo dục.
13
* Nội dung Phát triển khả năng âm nhạc:

GV có thể kể hoặc đọc cho HS nghe một vài câu chuyện, giúp các em nhận biết một số nhạc cụ dân tộc, nghe một vài ca khúc hoặc một vài bài dân ca, hoặc GV có thể hát cho HS nghe để các em biết và cảm nhận.
GV cần nghiên cứu kĩ nội dung để hướng dẫn đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, tránh nặng về diễn giải dài dòng khiến HS khó tiếp thu.
14
* Những nơi có điều kiện: ( Phần ghi chú)

Đối với lớp 1,2,3 nội dung Hát và Phát triển âm nhạc có yêu cầu cần đạt ở mức cao hơn. Tiết học hát thứ nhất và thứ hai yêu cầu HS Hát theo giai điệu và đúng lời ca; những tiết ôn tập 2,3 bài hát thì yêu cầu cần đạt với HS là Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, .... biết tên một vài nhạc sĩ.
GV có thể vận dụng linh hoạt nội dung Hát kết hợp với các hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng HS để tất cả các em đều hào hứng, nhiệt tình tham gia học hát đạt hiệu quả cao.
Nội dung Phát triển khả năng âm nhạc gồm kể chuyện, nghe nhạc, trò chơi ... được thực hiện như trước đây(như triển khai thay sách).
15
b. Các lớp 4,5: có 3 nội dung: Hát, Tập đọc nhạc, Phát triển khả năng âm nhạc.

* Nội dung Hát: YCCĐ cao hơn so với các lớp 1,2,3. Ví dụ: Ở những tiết ôn tập có ghi Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca, cùng với các hoạt động khác như: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, hát kết hợp với vận động phụ họa .
* Nội dung Tập đọc nhạc: Chỉ dành cho những nơi có điều kiện, GV thực hiện theo qui trình các bước như đã dạy trong những năm qua.
16
b. Các lớp 4,5: có 3 nội dung: Hát, Tập đọc nhạc, phát triển khả năng âm nhạc.

* Nội dung Phát triển khả năng âm nhạc: GV thực hiện đơn giản như các lớp 1,2,3.
+ Phần ghi chú: Nội dung Hát YCCĐ là Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, đồng thời biết tên các nhạc sĩ sáng tác, kết hợp các hoạt động như gõ đệm,vận động phụ họa, trò chơi, .....
+Lưu ý: Những nơi có lớp ghép, mỗi lớp có đến 2,3 đối tượng HS khác nhau, GV nên chọn những bài hát dễ nhất để dạy, không nhất thiết phải dạy theo trình tự nội dung bài học.
Ví dụ cụ thể: Lớp 1:
17
*Yêu cầu cần đạt nói chung của tiết học này là:
- Chưa yêu cầu HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, chỉ yêu cầu HS hát theo GV, theo băng, đĩa tiếng hoặc theo các bạn trong lớp.
- Khi hát, HS có thể vỗ tay hoặc gõ đệm bằng thanh phách theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca; GV tùy chọn, không áp đặt, miễn sao tiết học đảm bảo nhẹ nhàng, học vui, vui học.
*Nơi có điều kiện YC mức độ cần đạt là:
- GV cho HS làm quen với cách gõ đệm theo phách.
- Những tiết ôn tập cuối học kỳ mới yêu cầu HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
18
*Yêu cầu cần đạt nói chung của tiết học này là:
- Biết đây là bài dân ca.
- Chưa yêu cầu HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, chỉ yêu cầu HS hát theo GV, theo băng, đĩa tiếng hoặc theo các bạn trong lớp.
- Khi hát, HS có thể vỗ tay hoặc gõ đệm bằng thanh phách theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca; GV tùy chọn, không áp đặt, miễn sao tiết học đảm bảo nhẹ nhàng, học vui, vui học.
*Nơi có điều kiện YC mức độ cần đạt là:
- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me ở Nam Bộ.
- GV cho HS làm quen với cách gõ đệm theo phách.
19
*Yêu cầu mức độ cần đạt nói chung ở tiết học này là:
- Đối với những nơi chưa có điều kiện: lấy những bài hát đã học cho HS hát, kết hợp với các hoạt động do GV hướng dẫn.
- Nội dung Nghe nhạc: Có thể cho HS nghe một ca khúc chọn lọc qua băng đĩa hoặc GV hát cho HS nghe.
*Nơi có điều kiện, yêu cầu mức độ cần đạt là:
- HS được học nội dung Tập đọc nhạc, GV có thể cho HS nghe một ca khúc chọn lọc hoặc một bài dân ca, hoặc một trích đoạn nhạc không lời. Khi dạy nội đung Nghe nhạc, GV không đi sâu vào phân tích, diễn giải về giai điệu, hình tượng âm nhạc cũng như phân tích về ca từ, ... mà nên cho HS nghe ở mức độ đơn giản để các em cảm nhận được sắc thái, tình cảm qua giai điệu của bài hát, bản nhạc.
20
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
2. Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng?
21
II. Một số lưu ý khi soạn giáo án, kiểm tra, đánh giá dạy học theo chuẩn KTKN:
1. Soạn và sử dụng giáo án:
Chuẩn KT-KN là yêu cầu mức độ cần đạt của mỗi tiết dạy. GV cần coi đây là “cẩm nang” để soạn giáo án. Giáo án môn Âm nhạc gồm 3 phần:
- Phần mục tiêu: Yêu cầu mức độ cần đạt được KT-KN của tiết dạy.
- Phần chuẩn bị:
- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khi soạn và sử dụng giáo án, GV cần xác định rõ đặc điểm của từng đối tượng HS, điều kiện cơ sở vật chất ... nơi mình đang giảng dạy; cần xác định được nội dung chính của tiết học để thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả.
22
II. Một số lưu ý khi soạn giáo án, kiểm tra, đánh giá dạy học theo chuẩn KT-KN:
1. Soạn và sử dụng giáo án:
Các bài soạn cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với năng lực bản thân người dạy và khả năng tiếp nhận của HS.
Tài liệu SGV chỉ là định hướng, các sách thiết kế bài dạy chỉ là để tham khảo, GV không nên sử dụng các tài liệu một cách máy móc, cứng nhắc.
Giáo án cũng quan trọng song chất lượng một giờ dạy có hiệu quả còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
23
II. Một số lưu ý khi soạn giáo án, kiểm tra, đánh giá dạy học theo chuẩn KTKN:
* Lưu ý về đánh giá giờ dạy của GV:
- Thống nhất đánh giá giờ dạy của GV theo Chuẩn, yêu cầu cần đạt trong Chuẩn KT-KN là cơ sở để đánh giá giờ dạy của GV, không dùng SGK và SGV làm “thước đo” để đánh giá.
24
II. Một số lưu ý khi soạn giáo án, kiểm tra, đánh giá dạy học theo chuẩn KTKN:
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
* Kết quả dạy học môn Âm nhạc của HS tiểu học được đánh giá bằng nhận xét, theo nội dung yêu cầu mức độ cần đạt như sau:
- Lớp 1,2,3: Hát, Phát triển khả năng âm nhạc (kết hợp tinh thần thái độ học tập).
- Lớp 4,5: Hát, Phát triển khả năng âm nhạc và Tập đọc nhạc (kết hợp tinh thần thái độ học tập).
25
II. Một số lưu ý khi soạn giáo án, kiểm tra, đánh giá dạy học theo chuẩn KTKN:
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
* Khi đánh giá GV cần chú ý nắm vững các yêu cầu sau:
Đánh giá thường xuyên ở tất cả các tiết học Âm nhạc(tổ, nhóm, cá nhân qua mỗi bài hát, mỗi lần nghe nhạc, mỗi bài TĐN, từng hoạt động, từng trò chơi).
Đối với những HS đạt kết quả học tập qua đánh giá thường xuyên thì không nhất thiết phải đánh giá định kì.
Đánh giá định kì chỉ dành cho những HS đặc biệt như: HS khuyết tật, sức học thất thường không ổn định đã được đánh giá thường xuyên nhiều lần nhưng chưa đạt yêu cầu.
26
II. Một số lưu ý khi soạn giáo án, kiểm tra, đánh giá dạy học theo chuẩn KTKN:
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá kết quả học tập của HS cần căn cứ vào sự tiến bộ từng bước, không nên yêu cầu quá cao, quá nghiêm ngặt như đánh giá HS ở các trường năng khiếu. GV cần động viên, khích lệ để các em cùng hào hứng tham gia học môn Âm nhạc.
Những nơi chưa có điều kiện, GV lấy nội dung Hát là chủ yếu để đánh giá HS. Yêu cầu mức độ cần đạt chỉ là Hát theo giai điệu và thuộc lời ca; HS có năng khiếu cần đạt yêu cầu là Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Nội dung TĐN không dánh giá ở nơi không có GV chuyên.
- Ở nơi có điều kiện, khi đánh giá nội dung Hát với mức độ cần đạt cao hơn là: từ Hát theo giai điệu và đúng lời ca đến Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ở mỗi bài hát, mỗi tiết học.
27
II. Một số lưu ý khi soạn giáo án, kiểm tra, đánh giá dạy học theo chuẩn KTKN:
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Khi đánh giá GV cần bám sát những nội dung sau:
+ Hát: Hát đúng, thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm bài hát.
+ TĐN: Biết đọc và đọc đúng cao độ, trường độ, ghép được lời ca.
+ Phát triển khả năng âm nhạc: Nghe, biết phân biệt dân ca các miền, nhận biết và gọi tên một vài nhạc cụ dân tộc, nói rõ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt trên khuông nhạc.
+ Các hoạt động khác: thực hiện vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca, biết vận động phụ họa và tích cực tham gia biểu diễn bài hát.
+ Thái độ: Có hứng thú và tích cực học tập âm nhạc.
28

Kính chúc quí thầy cô giáo
sức khỏe và hạnh phúc
Trân trọng cảm ơn!
nguon VI OLET