CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
THAM DỰ GIAO LƯU
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIỎI
NĂM HỌC 2012-2013
ĐƠN VỊ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG PHÚ 2
ĐỀ TÀI

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

- Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một quốc gia, sức mạnh tương lai của một dân tộc, đặt cơ sở nền tảng, vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người. Vì vậy trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ ở phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhà trường chịu trách nhiệm trước xã hội về sự phát triển của thế hệ trẻ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Công việc đó được thực hiện bởi sự cố gắng của toàn hệ thống giáo dục trong đó giáo viên chủ nhiệm là lực lượng nòng cốt thực hiện trọng trách này.
- Trong thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức được một cách sâu sắc vai trò của mình dẫn đến chưa toàn tâm toàn ý, hiệu quả công tác chủ nhiệm đạt chưa cao, hoặc chưa xử lí một cách thấu đáo, thuyết phục trong các tình huống,nên giáo viên chủ nhiệm làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống, uy tín của giáo viên và uy tín của cả tập thể.
- Để giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp cần có sự chỉ định, định hướng của Ban giám hiệu, chính công tác này sẽ là kim chỉ nam, là điểm tựa để các giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt vai trò của mình, xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, học tập có chất lượng, sinh hoạt có nề nếp, có bầu không khí hợp tác trong mọi hoạt động, luôn tạo ra dư luận lành mạnh, tích cực thúc đẩy tập thể lớp phát triển vững mạnh.
- Xây dựng kế hoạch khung để làm cơ sở giúp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch chủ nhiệm của lớp.
- Vạch ra các nội dung cần thực hiện trong quá trình quản lí điều hành tập thể lớp chủ nhiệm.
- Định hướng về thời gian, giai đoạn cụ thể thực hiện một phần nội dung trong kế hoạch công tác chủ nhiệm.
- Làm tích cực hóa môi trường giáo dục, giải quyết tốt vấn đề về chất lượng học tập, giáo dục đạo đức học sinh, duy trì sĩ số, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học.
- Thu thập thông tin và xử lí thông tin về học sinh từ phía giáo viên chủ nhiệm.
- Thúc đẩy phong trào nhà trường, thực hiện tốt phương châm “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”
Giải quyết vấn đề

Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối, chủ trương nhất định.
Ban giám hiệu nhà trường phải hiểu rõ khái niệm chỉ đạo để có thể thực hiện tốt công tác này.
* Thế nào là chỉ đạo?
* Vậy việc chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa gì?

Những ý nghĩa đó là:
* Để giải quyết tốt những vấn đề trong việc chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Làm rõ nhận thức về nhiệm vụ, vai trò của giáo viên chủ nhiệm:
Việc làm rõ vai trò của giáo viên có tác dụng như một định hướng nhấn mạnh vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức quản lí học sinh, giáo viên chủ nhiệm chính là nhịp cầu nối tiếp nhận và truyền tải thông tin từ phía Ban giám hiệu đến tập thể lớp và ngược lại.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường cần quán triệt nhận thức cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò:
- Là người chịu trách nhiệm quản lí, giáo dục toàn diện học sinh và chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về mọi vấn đề của lớp chủ nhiệm.
- Tổ chức các hoạt động tự quản lí nhằm phát huy tiềm năng tích cực của học sinh.
- Là cầu nối giữa tập thể học sinh lớp với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục
- Đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.
2.Chỉ đạo việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Triển khai kế hoạch của nhà trường, triển khai kế hoạch khung, các nội dung cần thể hiện đầy đủ thông tin trong sổ kế hoạch chủ nhiệm và các chủ điểm hoạt động hàng tháng, hàng tuần để giáo viên chủ nhiệm có cơ sở xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp.
3. Chỉ đạo thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm:
- Tìm hiểu phân loại học sinh:
Ngay từ giai đoạn đầu của năm học mới việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình về trình độ học sinh, hoàn cảnh của từng em, đặc điểm về cá tính, năng lực, đặc biệt đối với các học sinh lớp đầu cấp… luôn được quan tâm, đây là tiền đề cho công tác tổ chức, sắp xếp, cung cấp thông tin, số liệu một cách chính xác cho Ban giám hiệu.
- Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm:
Ban giám hiệu chỉ đạo việc tiến hành công tác tổ chức lớp: bầu ban cán sự lớp,… sớm đưa ra hoạt động của lớp đi vào nề nếp, bước đầu xây dựng nếp tự quản, ý thức tự giác, hợp tác trong các hoạt động của lớp.
- Xây dựng môi trường học tập lí thú:
Hướng dẫn giáo viên thực hiện các biện pháp thu hút học sinh như : Trong giảng dạy thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học tạo hứng thú cho học sinh có cảm giác mỗi ngày đến lớp là một niềm vui: Tổ chức cho học sinh học tập chủ động, tích cực,… thông qua các hoạt động trao đổi rút kinh nghiệm với đồng nghiệp, giới thiệu các chuyên đề và các hình mẫu về xây dựng môi trường học tập. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tham gia có hiệu quả các hoạt động phong trào chung của nhà trường.
- Giúp giáo viên chủ nhiệm có được khả năng nắm bắt và phải nhạy bén trước những dư luận tiêu cực để khống chế nhằm đảm bảo cho lớp chủ nhiệm luôn có cơ hội tiếp cận và sinh hoạt trong môi trường có dư luận tích cực,phù hợp với quyền lợi và sự phát triển toàn diện của mọi học sinh
- Hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt tập thể, công tác duy trì sĩ số…
5. Chỉ đạo việc liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục học sinh
4. Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện
- Chỉ đạo các bộ phận, đoàn thể (đoàn, đội, thư viện…) trong nhà trường phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp để kịp thời hỗ trợ trong việc giáo dục học sinh góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.
- Chỉ đạo giáo viên phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh trong các hoạt động dạy học, rèn luyện học sinh, tranh thủ hỗ trợ về tinh thần và vật chất phục vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành Đại hội phụ huynh học sinh lớp, hướng dẫn quy trình tiến hành đại hội, nắm bắt số điện thoại của phụ huynh để thuận lợi trong liên lạc.
6. Chỉ đạo việc đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Ban giám hiệu luôn khuyến khích và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thực hiện công bằng, khách quan và công khai trong đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh phải được thông báo đến gia đình các em kịp thời và đúng thời gian quy định, kiên quyết xử lí các biểu hiện sai trái làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục học sinh.
*Còn việc kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp thì:
- Thực hiện dự giờ, rút kinh nghiệm tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp.
- Dựa trên chất lượng sinh hoạt và học tập của học sinh.
Dựa trên chất lượng giáo dục đạo đức.
-Dựa trên sự tín nhiệm của các lực lượng giáo dục, của các đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh học sinh.
*Vấn đề khen thưởng, khiển trách và quá trình tư vấn, thúc đẩy trong chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp:
1. Chế độ khen thưởng :
Động viên khen thưởng bằng các hình thức: Tuyên dương, nêu gương điển hình, tặng thưởng bằng vật chất cho giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp có thành tích tốt trong các phong trào.
2. Kỉ luật :
Phê bình, khiển trách những giáo viên chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm gây ra hậu quả ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của học sinh, uy tín của nhà trường.
3. Tư vấn :
Giúp giáo viên chủ nhiệm tháo gỡ những khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp.
4. Thúc đẩy :
Giúp giáo viên thực hiện sự điều chỉnh phù hợp trong công tác chủ nhiệm.
* Hiệu quả - bài học kinh nghiệm:
- Hiệu quả:
Thông qua các biện pháp trên, kết quả công tác chủ nhiệm của tập thể giáo viên chủ nhiệm trường tôi đạt kết quả rất đáng khích lệ:
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm hơn so với năm trước.
+ Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại thực hiện đầy đủ đạt 100%
+ Tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 70%,cao hơn năm trước.
+ Học sinh khối 5 xét hoàn thành chương trình tiểu học 100%
+ Uy tín nhà trường được nâng cao.
** Bài học kinh nghiệm:
+ Ban giám hiệu cần quan tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học để giúp giáo viên thực hiện công tác chủ nhiệm đúng quỹ đạo và điều chỉnh kịp thời khi có dấu hiệu lệch.
+ Trong quá trình chỉ đạo Ban giám hiệu cần phải thực sự tôn trọng và tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
+ Cần quan tâm, nhắc nhở giáo viên rèn luyện hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo để xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo.
+ Công tác chủ nhiệm là một công việc mang tính xã hội rất cao, ban giám hiệu cần chỉ đạo giáo viên phải thực sự đi sâu, đi sát từng đối tượng học sinh, kịp thời tuyên dương những quan hệ, dư luận tích cực, đồng thời kiên quyết bại trừ tận gốc những biểu hiện, dư luận không tích cực.
+ Kịp thời giúp giáo viên chủ nhiệm tháo gỡ những khó khăn trong công tác chủ nhiệm.
+ Phải thực hiện tốt khâu “Giáo dục kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội”… Ban giám hiệu cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với các lực lượng giáo dục giúp giáo viên tiếp cận tốt với các lực lượng này.

Để phát huy được vai trò của công tác chủ nhiệm lớp thì nhà trường cần phải tôn vinh những giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, có thành tích và tạo ra một phong trào thi đua tích cực trong công tác này.
+ Đồng thời với việc động viên tinh thần như trên, nhà trường cũng nên có một chế độ vật chất phù hợp sao cho vừa bù đắp được công sức của các giáo viên chủ nhiệm vừa làm cho các giáo viên có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ nặng nề đầy những việc không tên này.
III/ KẾT LUẬN
Giáo dục học sinh phổ thông ngày nay nói chung và học sinh tiểu học nói riêng để các em từng bước hình thành nhân cách toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà công tác giáo dục mà nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong công tác đầy khó khăn này.
Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi nhà quản lí phải có tầm nhìn và khả năng chỉ đạo sâu sát, có khả năng hướng dẫn, điều hành, điều chỉnh các hoạt động của giáo viên trong quá trình chủ nhiệm lớp.
Các thành viên trong hệ thống giáo dục trong nhà trường phải thể hiện rõ cái tâm, phải hiểu rõ thiên chức của mình để có những ứng xử khuôn mẫu và chừng mực trong mối quan hệ nhân bản: thầy với trò, người với người, thế hệ trước với thế hệ sau, để trước hết giúp học sinh phát triển tốt trong các quan hệ của mình từ đó làm tiền đề cho các hoạt động khác trong đó có học tập và rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất.
Vì lớp học là một tế bào hữu cơ của nhà trường, nên sự trưởng thành của một lớp, sự thành công hay thất bại của một lớp đều ảnh hưởng rất nhiều đến thành công hay thất bại của nhà trường. Vì thế việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm là một nhiềm vụ với tính chất “xương sống” nâng đỡ các hoạt động khác của nhà trường. Đó là hoạt động mà các nhà quản lí có tâm huyết không thể xem nhẹ.
Đạt được hiệu quả như trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo,hướng đẫn nhiệt tình của Hiệu trưởng và sự phối hợp nhịp nhàng của tập thể giáo viên trong nhà trường.
KÍNH CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
nguon VI OLET