TẬP ĐỌC

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo)
TRƯỜNG TIỂU HỌC 3 THÁNG 2
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
Tập đọc:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
Tóm tắt lại nội dung câu chuyện tuần trước
1. Luyện đọc
Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.
Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu đuối như thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?
Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.
Theo TÔ HOÀI
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
Từ
Nghĩa
Võ sĩ
Người sống bằng nghề võ
Tráng sĩ
Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả.
Chiến sĩ
Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ.
Hiệp sĩ
Dũng sĩ
Anh hùng
Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với các khó khăn, nguy hiểm.
Người lập được công trạng lớn đối với nhân dân, đất nước.
2. Tìm hiểu bài.
Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.
Trận địa của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
2. Tìm hiểu bài.
Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
Dế Mèn đã làm thế nào để bọn nhện phải sợ?
Chủ động, lời lẽ oai phong, thách thức, đòi nói chuyện với nhện chóp bu.
Xưng hô: bọn mày, ta
Hành động tỏ rõ sức mạnh
2. Tìm hiểu bài.
Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu đuối như thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?
Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.
Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
Phân tích, so sánh để bọn nhện thấy hành động hèn hạ, không quân tử, đáng xấu hổ của chúng
Kết luận, đe dọa
2. Tìm hiểu bài.
Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
2. Tìm hiểu bài.
Từ
Nghĩa
Võ sĩ
Người sống bằng nghề võ
Tráng sĩ
Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả.
Chiến sĩ
Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ.
Hiệp sĩ
Dũng sĩ
Anh hùng
Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với các khó khăn, nguy hiểm.
Người lập được công trạng lớn đối với nhân dân, đất nước.

Hiệp sĩ Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
Nội dung bài tập đọc là gì?

2. Tìm hiểu bài.
3. Luyện đọc lại
( luyện đọc ở nhà.)
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét :
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết các vòng vây đi không ?

Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
TẬP ĐỌC - LỚP 4
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
Tập đọc:
Truyện cổ nước mình

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Truyện cổ nước mình
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
theo LÂM THỊ MỸ DẠ



LUYỆN ĐỌC TÌM HIỂU BÀI
- Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa.
- nhận mặt.
- độ trì.
- độ lượng.
- đa tình, đa mang.
Độ trì:

Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.
Đa tình: giàu tình cảm (nghĩa trong bài)
Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc(nghĩa trong bài)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa vũng tìm

Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Giọng đọc
Tự hào, trầm lắng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Tìm hiểu bài.

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Truyện cổ nước mình
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
theo LÂM THỊ MỸ DẠ



1. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
Vì truyện cổ của nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. (Tôi yêu truyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa/Thương người rồi mới thương ta/Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm)
Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,… (Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật, tiên độ trì./Rất công bằng, rất thông minh/Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang)
Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin… (Thị thơm thị giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà/Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì)
* Tấm Cám
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
* Đẽo cày giữa đường
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
2. Những truyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?
3. Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta?
- Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc.
- Sọ Dừa, Sự tích quả dưa hấu .
- Thạch Sanh,Trầu cau…
4. Em hiểu hai câu thơ cuối của bài như thế nào?
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
- Truyện cổ là lời dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ,…
Nội dung:Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý bau. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta.
3. Luyện đọc lại
ĐỌC THUỘC LÒNG
Đoạn 1,2
(luyện đọc ở nhà.)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa
Thương người / rồi mới thương ta
Yêu nhau/ dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền / thì lại gặp hiền
Người ngay/ thì được phật, / tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ / tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, / trắng cơn mưa
Con sông chảy / có rặng dừa nghiêng soi.
CỦNG CỐ:
Em thích nhất truyện cổ nào của nước ta? Vì sao?
Học thuộc lòng đoạn thơ:
Đoạn 1,2
DẶN DÒ
TIẾT HỌC KẾT THÚC.
CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI.
CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
nguon VI OLET