Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021
Tập đọc
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Mẹ ốm
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021
Tập đọc
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021
Tập đọc
Mẹ ốm
Trần Đăng Khoa
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Mẹ ốm
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Trần Đăng Khoa
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Từ nhỏ, ông đã được cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời). Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26/4/1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Giọng đọc
Nhẹ nhàng, tình cảm,.
+ Khổ 1, 2 : trầm, buồn (mẹ ốm)
+ Khổ 3: lo lắng (mẹ sốt cao, làng xóm đến thăm)
+ Khổ 4, 5: vui hơn khi mẹ đã khỏe, diễn trò cho mẹ xem.
+ Khổ 6, 7: thiết tha (lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ)
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
* Luyện đọc: cánh màn, cuốc cày, nóng ran,
* Từ ngữ: cơi trầu, lặn, lần giường
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Cơi trầu
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
y sĩ
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Truyện Kiều là truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thúy Kiều.
Truyện Kiều
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Mẹ ốm
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
1. Em hiểu những câu thơ sau đây muốn nói điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ bị ốm: trầu không ăn được, Truyện Kiều gấp lại và ruộng vườn vắng mẹ chăm sóc.
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
3. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
* Bạn nhỏ xót thương mẹ:
* Bạn nhỏ mong mẹ mau khỏe:
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
* Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui:
* Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình:
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Nội dung : Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
Khi mẹ ốm, em sẽ làm gì?
Là một người con, chúng ta nên làm gì để bố mẹ vui lòng?
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
3. Đọc diễn cảm
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
* Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
GV: Đinh Thị Ngọc Thủy - TH Suối Ngô C
nguon VI OLET