Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Kiểm tra bài cũ
Đọc đoạn 2 bài “Hoa học trò”.
Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Luyện đọc
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan
a - kay hỡi…
Nguyễn Khoa Điềm

Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Những từ ngữ khó đọc:
giã gạo, nuôi bộ đội, lưng đưa nôi, a-kay, núi Ka-lưi, lưng núi…
1. Luyện đọc
Giải nghĩa từ khó:
lưng đưa nôi, tim hát thành lời, a-kay, cu Tai, Ka-lưi…
Lưng đưa nôi : lưng người mẹ đu đưa như chiếc nôi ru con ngủ
Tim hát thành lời : lời hát ru yêu thương cất lên từ tiếng hát yêu thương của mẹ.
A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi) : con.
Cu Tai : tên em bé dân tộc Tà-ôi.
Ka-lưi : tên một ngọn núi phía tây Thừa Thiên Huế.
Dân tộc Tà- ôi sống sở khu vực miền núi phía tây miền Trung Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, còn gọi là dân tộc Pa- cô.
Núi Ka-lưi: tên một ngọn núi phía tây Thừa Thiên – Huế
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Luyện đọc
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi…
Nguyễn Khoa Điềm
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

1. Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?

Phụ nữ miền núi khi đi đâu làm gì cũng thường địu con theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng ở trên lưng mẹ. Có thể nói : các em lớn lên trên lưng mẹ.
2.Tìm hiểu bài.
2. Người mẹ thường làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?

Người mẹ nuôi con khôn lớn, người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. Những công việc này góp phần vào công cuôc chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc.
3. Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.

- Tình yêu của mẹ đối với con :
“Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Mẹ thương a-kay
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.”
- Hi vọng của mẹ với con :
“ Mai sau con lớn vung chày lún sân.”
4. Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?

- Cái đẹp trong bài thơ là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng.
Đại ý của bài:

Bài thơ thể hiện tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
tỉa (trỉa)
Bức tranh sau thể hiện câu thơ nào trong bài?
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
3. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng

Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

1. Luyện đọc
2.Tìm hiểu bài
- Bài thơ thể hiện tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
3.Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
Chọn hoa
TRÒ CHƠI :
Em bé trong bài thơ tên là gì?
Nêu lại nội dung của bài
Những câu thơ sau có nội dung gì?
Hãy đọc diễn cảm bài thơ
1
3
4
2
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Em bé tên là gì?
a. Em A-kay
b. Em Tà-ôi
c. Em Ka-lưi
d. Em cu Tai
Bài thơ ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Nội dung:
Cõu 2
Câu 3. Những câu thơ sau có nội dung gì?
"Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân..."

"Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
a. Nói lên công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
b. Nói lên công lao sinh thành, ấp ủ con chín tháng mười ngày của người mẹ.
c. Nói lên tình yêu lớn lao của người mẹ dành cho bộ đội, cho kháng chiến.
d. Nói lên tình yêu thương và niềm ni vọng của mẹ đối với con.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời :
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…

Dặn dò ngày 18/2
Viết bài văn kể lại một câu chuyện theo đề bài SGK trang 47.
Viết chính tả bài “Chợ Tết” từ đầu đến “ngộ nghĩnh đuổi theo sau”.
Chụp bài văn và bài chính tả gửi cho cô trước 22h ngày 18/2.
nguon VI OLET