Trang 28
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Tiếng Việt
BÀI 3A: Thông cảm và chia sẻ ( Tiết 1)
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Thư thăm bạn
S/25


Hòa Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2000
Bạn Hồng thân mến,
Mình là Quách Tuấn Lương, Học sinh lớp 4B trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.
Hồng ơi!
Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
Mấy ngày nay, ở phường mình và khắp thị xã đang có phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai. Trường mình cũng vừa tổ chức đợt góp đồ dung học tập giúp các bạn vùng lũ lụt. Riêng mình gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền mình bỏ ống từ mấy năm nay. Hồng nhận cho mình nhé!
Chúc Hồng khỏe. Mong nhận được thư bạn.
Bạn mới của Hồng
Quách Tuấn Lương
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Thư thăm bạn
Bài này chia làm mấy đoạn?
Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn.
Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn mới như mình.
Đoạn 3: phần còn lại.
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Thư thăm bạn
Bài chia làm 3 đoạn
Chú giải
Quyên góp:
Khắc phục:
Xả thân:
không tiếc thân mình vì việc nghĩa
vận động mọi người góp tiền của để làm việc nghĩa hay việc vì lợi ích chung
vượt qua (khó khăn, trở ngại).
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Thư thăm bạn
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện đọc
* Đọc đúng:
- Lũ lụt, thiệt thòi, cứu người,khắc phục thiên tai,….
* Ngắt câu:
- Mình hiểu Hồng đau đớn/ và thiệt thòi như thế nào/ khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
Câu 1:Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
- Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong.
Câu 2: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
-Lương viết thư để chia buồn với Hồng.
Tìm hiểu bài
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Thư thăm bạn
- Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong. Mình rất xúc đông được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trần lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình biết Hồng đau đớn và thiệt thời như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi..
Câu 3:Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
Câu 4:Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
Câu5: Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
- Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ họ tên người viết thư.
Câu 6: Nội dung bài muốn nói gì?
- Lương thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Thư thăm bạn
Nội dung : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
CHÀO CÁC EM !
Trang 28
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Tiếng Việt
BÀI 3A: Thông cảm và chia sẻ ( Tiết 2)
Khởi động
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Em có nhận xét gì về số lượng tiếng của ba từ
học, học hành, hợp tác xã


Học : gồm 1 tiếng tạo thành
Học hành: gồm 2 tiếng tạo thành
Hợp tác xã: gồm 3 tiếng tạo thành


Câu văn sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:
Nhờ / bạn / giúp đỡ/, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm/ liền / , Hanh / là / học sinh / tiên tiến / .






Hoạt động 6: Tìm hiểu cấu tạo của từ:
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
1. Hãy chia các từ trên thành hai loại:
Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn).
- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).
Mẫu: nhờ
Mẫu: giúp đỡ
nhờ
bạn
lại

chí
nhiều
năm
liền
Hanh

giúp đỡ
học hành
học sinh
tiên tiến
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
- Tiếng dùng (để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.
- Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
2. Theo em:
Tiếng dùng để làm gì?
- Từ dùng để làm gì?
Ghi nhớ
Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

2. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Bài 1:
Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Lâm Thị Mỹ Dạ
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.


- Từ đơn: chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, vừa, lại
- Từ phức: truyện cổ, thiết tha, nhận mặt, ông cha, công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Bài 2: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:
- 3 từ đơn
- 3 từ phức:
ăn, học, ngủ
đoàn kết, sạch sẽ, nhà cửa
Bài 3: Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2
Mẫu: (Đặt câu với từ đoàn kết)
Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Chúc các em sức khỏe và học tập tốt !
nguon VI OLET