Tiếng Việt
Hướng dẫn học trang 163
Bài 34A. TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ (tiết 3)
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập, sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 2, sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 quyển 2 .
Tập trung lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo.
Hoàn thành bài tập cô giao.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh - Nam Trân dịch)
Không đề
Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
(Hồ Chí Minh - Xuân Thuỷ dịch)
Đọc thuộc lòng hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Không đề”.
Tuyệt vời!
Nêu nội dung của hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Không đề”.
NỘI DUNG:
Ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.
Chúc mừng
các em!
Các em giỏi lắm!
Thứ Ba, ngày 18 tháng 5 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 34A. Tiếng cười là liều
thuốc bổ (tiết 3)
Hướng dẫn học trang 163
MỤC TIÊU
Nghe-viết đúng bài: Nói ngược; viết đúng từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi, từ chứa tiếng có thanh hỏi/thanh ngã.

Nói ngược
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Thóc giống cắn chuột trong bồ,
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.
Chim chích cắn cổ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
(Vè dân gian)

Luyện viết.
VIẾT BÀI.
- liếm lông, nuốt, nắm xôi, nậm rượu
- trúm, lá mạ, diều hâu, quạ.
Nói ngược
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Thóc giống cắn chuột trong bồ,
Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.
Chim chích cắn cổ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
(Vè dân gian)
Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
   Để (dải/rải/giải/giãi) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/gia/da) thí nghiệm và (rùng/dùng) một thiết bị theo (dõi/giõi/rõi) phản ứng trong bộ (nảo/não) của từng người. Kết (quã/quả) cho thấy bộ (não/nảo) phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ (não/nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thể/thễ) đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
(Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI)
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
     Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
(Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI)
TIẾT HỌC KẾT THÚC TẠI ĐÂY!
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
CÔ CẢM ƠN CÁC EM. CHÚC CÁC EM:CHĂM NGOAN, HỌC TỐT!
CHÀO CÁC EM !
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
nguon VI OLET