Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 4 A Làm người chính trực
Tiết 1
2

Mục tiêu
Đọc hiểu bài một người chính trực
A. Hoạt động cơ bản
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
Bức tranh vẽ cảnh gì?
Hình ảnh búp măng non trên lá cờ đội có ý nghĩa gì?
Tô Hiến Thành (1102 – 1179)
2. Nghe thầy cô đọc bài sau
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
Bài này chia làm 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến….đó là vua Lý Cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá Cao Tông….Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Luyện đọc
di chiếu
tham tri chính sự
gián nghị đại phu
Chính trực
Di chiếu
Thái tử
Thái hậu
Phò tá
Gián nghị đại phu
Tham tri chính sự
*Câu dài
Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
*Nhấn giọng
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Giọng đọc
Phần đầu: giọng kể, thong thả, rõ ràng; nhấn giọng vào các từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành.

Phần sau: lời Tô Hiến Thành đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định.
-Chính trực:
ngay thẳng.
3. Đọc lời giải nghĩa:
- Di chiếu:
lệnh(viết) của vua truyền lại trước khi mất.
- Thái tử:
con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.
- Thái hậu:
mẹ vua.
- Phò tá:
theo bên cạnh để giúp đỡ.
- Tham tri chính sự:
chức quan dưới tể tướng,
cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.
4. Cùng luyện đọc
1. Tô Hiến Thành được giới thiệu là người như thế nào?
Tô Hiến Thành là một người chính trực.
2. Sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện trong những tình huống nào?
Sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện trong 2 tình huống:
Lập ngôi vua
Tiến cử người tài
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
 Tô Hiến Thành không ham tiền bạc của cải, một lòng trung thành với di chiếu của tiên đế.
Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
- Tô Hiến Thành cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
 Tô Hiến Thành luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng.
Qua nhân vật Tô Hiến Thành, em hiểu “chính trực” là như thế nào?
Chính trực: ngay thẳng, không vì lợi ích của mình mà che giấu sự thật.
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước.
Nội dung chính của bài
Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
20
LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
Đọc đoạn từ “ Một hôm” cho đến “Trần Trung Tá”.
21
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi :
- Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên nói :
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?
Tô Hiến Thành tâu :
- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi, thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
không do dự
hết lòng
ngạc nhiên
hầu hạ
tài ba giúp
nước,
22
Luyện đọc phân vai
Đoạn3
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi :
- Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên nói :
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?
Tô Hiến Thành tâu :
- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi, thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Em có biết?
Tô Hiến Thành còn có rất nhiều công lao:
Bình định nổi loạn
Tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh ngày nay.
Giữ yên biên giới.
Giúp vua ban hành luật lệ mới giúp nước Đại Việt đi vào trật tự.
Kể về những tấm gương chính trực trong lịch sử mà em biết.
Trần Thủ Độ - không vì tình riêng mà làm sai phép nước
Chu Văn An - dâng sớ Thất trảm
Phạm Phú Thứ - dâng sớ can gián vua
nguon VI OLET