Tập đọc
Một người chính trực
*Kiểm tra bài cũ: Đọc bài “Người ăn xin”
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2021
Tập đọc

TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

Bài này chia làm 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến…. đó là vua Lý Cao Tông.
Đoạn 2: Phó tá Cao Tông….Tô hiến Thành được.
Đoạn 3: Phần còn lại.
1.LUYỆN ĐỌC:
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, giọng kể thong thả rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
Lời Tô Hiến Thành: cương trực, thẳng thắn.
Lời Thái hậu: ngạc nhiên.
I. Luyện đọc
1. Đọc đúng:
nổi tiếng, thái hậu, họ Đỗ, Long Xưởng tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử.
+ Câu:
+ Từ khó:
- Cịn gi�n ngh? d?i phu Tr?n Trung T� do b?n nhi?u cơng vi?c n�n khơng m?y khi t?i tham Tơ Hi?n Th�nh du?c.
- Chính trực:
ngay thẳng.
Giải nghĩa từ:
- Di chiếu:
lệnh (viết) của vua truyền lại trước khi mất.
- Thái tử:
con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.
- Thái hậu:
mẹ vua.
- Phò tá:
theo bên cạnh để giúp đỡ.
- Tham tri chính sự:
chức quan dưới tể tướng,
cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.
- Gián nghị đại phu:
Giải nghĩa từ:
ngăn vua để vua không làm điều trái.
- Tiến cử:
giới thiệu người có tài có đức để
cấp trên chọn lựa.
chức quan giữ việc can
II. Tìm hiểu bài
Câu 1. Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
- Tô Hiến Thành làm quan triều Lý.
Câu 2. Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- Mọi người đánh giá ông là người chính trực.
Câu 3: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.
- Nêu ý đoạn 1?
Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
Câu 4: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai là người thường xuyên chăm sóc ông ?
- Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
Câu 5: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao ?
- Trần Trung Tá bận nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- Nêu ý đoạn 2?
Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
Câu 6: Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Câu 7: Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được ông tiến cử.
Câu 8: Trong việc tìm người ra giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Nêu ý đoạn 3 ?
Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp vua.
Câu 9: Vì sao nhân dân lại ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước.
- Nhắc lại ý 3 đoạn?
Ý 1. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
Ý 2. Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
Ý 3. Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp vua.
Nội dung bài:
Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của vị quan thanh liêm triều Lý Tô Hiến Thành.
Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn đọc toàn bài:
Đoạn 1,2 đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng thể hiện tính cách, thái độ kiên quyết của Tô Hiến Thành. Nhấn giọng các từ; chính trực, nhất định không nghe, di chiếu...
Đoạn 3 đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định của Tô Hiến Thành. Nhấn giọng các từ; không do dự, ngạc nhiên, hầu hạ, tài ba giúp nước…
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
Nếu chẳng may ông mất / thì ai sẽ thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự đáp:
Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên/ nói:
Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu thái hậu hỏi/ người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước,/ thần xin cử Trần Trung Tá.//
Qua bài học này em thấy được Tô Hiến Thành là người như thế nào?
Củng cố
- Về nhà đọc lại bài, trả lời các câu hỏi.
- Chuẩn bị bài "Tre Việt Nam".
Dặn dò:
nguon VI OLET