TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM
TẬP ĐỌC
(Nguyễn Duy)
Luyện đọc
Đọc bài SGK/41 - Chia đoạn
Bài thơ chia thành 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến tre ơi?
Đoạn 2: Tiếp theo đến hát ru lá cành.
Đoạn 3: Tiếp theo đến truyền đời cho măng.
Đoạn 4: Còn lại
HS đọc nối tiếp đoạn
Yêu nhiều / nắng nỏ trời xanh
Tre xanh/ không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng/ thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu/ tre gần nhau thêm.
Thương nhau/ tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên/ hỡi người
Chẳng may thân gãy/ cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc/ truyền đời cho măng.
* Luyện đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng
Đọc nối tiếp đoạn lần 2
*Tìm hiểu bài
1. Đọc thầm bài thơ cho biết, câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của tre với người Việt Nam?
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh.
Điều này chứng tỏ tre có từ rất lâu, từ bao giờ cũng không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người Việt Nam từ ngàn xưa.
2 .Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam( cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Cần cù
Đoàn kết
Khi bão bùng, tre tay ôm,tay níu cho gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành lũy, hy sinh, nhường manh áo cộc cho con
Ngay thẳng
Tre già thân gãy vẫn truyền nguyên cái gốc cho con.Luôn mọc thẳng, không chịu mọc cong,búp măng non đã mang dáng thẳng của tre.
Lũy tre
3. Đọc lướt toàn bài cho biết em thích hình ảnh nào của cây tre và măng non. Vì sao?
Ví dụ: Em thích hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con. Cái mo tre màu nâu bao quanh măng non lúc mới mọc.
4.Các em đọc 4 dòng thơ cuối, cho biết đoạn kết bài thơ có ý nghĩa gì?
Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ (mai sau, xanh) thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc
5. Qua hình tượng cây tre tác giả muốn ca ngợi điều gì?
Nội dung:
Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính
Truyện Dân gian Nga
nguon VI OLET