Tập đọc
Chị em tôi
Theo Liên Hương
Chị em tôi
Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:
- Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
Ba tôi mỉm cười:
- Ờ, nhớ về sớm nghe con!
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận, nhưng đều tặc lưỡi cho qua.
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về.
Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:

- Em đi tập văn nghệ.
- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Nó cười giả bộ ngây thơ:
- Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo chị đi học nhóm mà!
Tôi sững sờ đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.
Từ đó tôi không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
Theo Liên Hương
* Chú ý : Đọc toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm. (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, im như phỗng, …)
- Lời người cha: dịu dàng, ôn tồn, trầm buồn.
- Lời cô chị: lúc lễ phép, lúc tức bực.
- Lời cô em: tinh nghịch, lúc thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.
Bài tập đọc gồm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu….tặc lưỡi cho qua.
Đoạn 2: Cho đến… nên người.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Luyện đọc câu:
Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
Luyện đọc từ:
tặc lưỡi,
thủng thẳng,
giận dữ
Tặc lưỡi: bật lưỡi thành tiếng để tỏ ý bỏ qua, dù còn phân vân, áy náy.
Yên vị: ngồi yên vào chỗ
Giả bộ: giả vờ
Im như phỗng: không động cựa hoặc nói năng gì, như một bức tượng.
Cuồng phong: gió to, bão. Nghĩa trong bài: cơn giận
Ráng (tiếng Nam Bộ): cố gắng


GIẢI NGHĨA TỪ
Tìm hiểu bài
Cô chị nhiều lần nói dối ba.
1. Cô chị nói dối ba để đi đâu?
Cô chị xin phép ba đi học nhóm.
2. Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
Vì cô rất thương ba, cô ân hận vì đã nói dối, phụ lòng tin của ba.
Đoạn 1 muốn nói lên điều gì?



Đoạn 2 nói lên điều gì?
3. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
- Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn, cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về.
- Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim.
Cô em giúp chị tỉnh ngộ.



Đoạn 3 nói lên điều gì?
4. Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
- Vì cô chị thấy mình là tấm gương xấu cho em.
- Ba biết chuyện không tức giận mà khuyên hai chị em tự bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba cũng khiến cô suy nghĩ về việc làm của mình.
Sự hối lỗi và thay đổi của cô chị.

Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một đức tính xấu làm mất lòng tin, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.
Luyện đọc diễn cảm
Tập đọc
Chị em tôi
Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
Em đi tập văn nghệ.
Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Nó cười, giả bộ ngây thơ:
Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà !
Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.

Tại sao chúng ta không nên nói dối?
Không nên nói dối vì nói dối là tính xấu. Nói dối ba mẹ đi học để đi chơi sẽ làm ba mẹ buồn lòng và sẽ làm tấm gương xấu cho các em nhỏ.


Dặn dò
nguon VI OLET