TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY THEO
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT


MÔN TỰ NHIÊN & XÃ HỘI, MÔN KHOA HỌC
1. MỤC TIÊU
HV có thể :
- Xác định được một số đặc điểm khi vận dụng PP BTNB trong dạy học môn Tự nhiên & Xã hội, môn Khoa học
- Xác định được những bài học phù hợp với PP BTNB.
- Vận dụng những đặc điểm, quy trình PP BTNB để xây dựng kế hoạch bài học cho một bài.
- Thực hành dạy minh họa
- Vận dụng được trong dạy học.
3. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
Chú trọng khuyến khích người học học tập tích cực, thể hiện :
- Làm việc cá nhân :
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Làm bài tập
+ Thực hành lập kế hoạch dạy học và dạy minh hoạ.
- Làm việc hợp tác theo nhóm :
+ Thảo luận
+ Dự giờ, góp ý và lắng nghe góp ý của đồng nghiệp
4. CHUẨN BỊ
- Sách giáo khoa môn TNXH, Khoa học.
- Các tài liệu Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học ở trường tiểu học; ...
- Các đồ dùng dạy học : 6 nhóm, mỗi nhóm:
Bài Không khí có những tính chất gì?
1 cốc thủy tinh rỗng, 1 cái thìa, bong bóng với nhiều hình dạng khác nhau, chai nhựa rỗng trong suốt với các hình dạng khác nhau, li rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni lông với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng, vỏ bóng
Bài : Sự lan truyền âm thanh
Giấy xé vụn; trống nhỏ, 2 miếng ni lông, trống, ống bơ, điện thoại di động (hoặc đồng hồ), bao ni lông (để bọc điện thoại), dây chun, 1 sợi dây, chậu nước
5. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Thực hiện một bài học thuộc chủ đề VC & NL, một bài học thuộc chủ đề Con người và sức khỏe hoặc Tự nhiên
Thực hành theo giáo án của Tài liệu tập huấn (HV đóng vai HS).
Trao đổi thảo luận về tiết học: Phân tích từng bước thực hiện, những điểm cần lưu ý khi thực hiện
Hoạt động 2. Xác định những bài thuộc chủ đề VC & NL phù hợp với PP BTNB.
- HV làm việc theo nhóm, đọc SGK và xác định những bài thuộc chủ đề VC & NL, Con người và sức khỏe , Tự nhiên phù hợp với PP BTNB.
- Các nhóm trình bày, thảo luận chung.
Hoạt động 3. Phân tích một số đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn khi vận dụng khi vận dụng PP BTNB trong dạy học
GV hướng dẫn trao đổi chung cả lớp.
Hoạt động 4. Xây dựng tiến trình dạy học theo BTNB cho một kiến thức trong chương trình môn Khoa học, môn TN&XH
- Các nhóm chuẩn bị theo phân công.
- Trao đổi, thảo luận trong các nhóm
- Trao đổi chung cả lớp


PHỤ LỤC
Bài 31: Không khí có những tính chất gì?
1. Nội dung bài học áp dụng PP BTNB: Tìm hiểu các tính chất của không khí: trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
2. Mục tiêu hoạt động:
- Kiến thức: HS hiểu được các tính chất của không khí: trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Kĩ năng: Trình bày được một số ví dụ hoặc tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản về các tính chất của không khí và các ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống
3. Phương pháp tìm tòi, nghiên cứu chủ yếu: PP thí nghiệm
4. Đồ dùng dạy học: mỗi nhóm: 1 cốc thủy tinh rỗng, 1 cái thìa, bong bóng với nhiều hình dạng khác nhau, chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau, li rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni lông với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng
5. Tiến trình đề xuất:
a. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
Phương án 1- GV: Ở bài trước chúng ta đã biết không khí có ở xung quanh ta, có ở mọi vật. Vậy, không khí cũng đang tồn tại xung quanh các em, trong phòng học này. Em có suy nghĩ gì về tính chất của không khí ?
Phương án 2- GV đưa ra trước lớp một chai nhựa trong rỗng, nút bịt kín và hỏi : Làm thế nào để biết được trong chai có không khí hay không ? Các cách
nguon VI OLET