PHÒNG GD- ĐT TIÊN PHƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH TIÊN HIỆP ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
* * * * * * * * * * * *


CHUYÊN ĐỀ
MÔN MĨ THUẬT
LỚP 4













GV: LƯƠNG VĂN TƯ
Tổ : 1
Năm học :2012-2013
CHUYÊN ĐỀ
MÔN MĨ THUẬT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY – HỌC MĨ THUẬT Ở LỚP 4
MỤC TIÊU:
Củng cố , nâng cao hơn về kiến thức và kỹ năng thực hành (bố cục, vẽ hình, vẽ màu) cho học sinh .
Giáo dục thẩm mĩ cho HS, giúp các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng được hiểu biết cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Tạo điều kiện giúp học sinh học tốt môn học khác
NỘI DUNG
Vẽ theo mẫu: (8 bài)
Vẽ hoa, lá
Vẽ quả dạng hình cầu
Vẽ đồ vật có dạng hình trụ
Mẫu có hai đồ vật
Tĩnh vật lọ và quả
Vẽ cái ca và quả
Vẽ cây
Mẫu có dạng hình quả và hình cầu .
Vẽ trang trí (9 bài )
- Màu sắc cách pha màu
- Chép họa tiết trang trí dân tộc
-Tập vẽ đơn giản một bông Hoa hoặc một chiếc Lá
-Trang trí đường diềm
-Trang trí hình vuông
- Trang trí hình tròn
-Tìm hiểu kiểu chữ nét đều
-Trang trí lọ hoa
-Tạo dáng và trang trí chậu cảnh

Vẽ tranh ( 9 bài )
- Đề tài cá con vật quen thuộc
- Đề tài phong cảnh quê hương .
-Tập vẽ tranh đề tài Sinh hoạt
-Tập vẽ tranh đề tài Chân dung
-Vẽ tranh: đề tài ngày hội quê em
-Vẽ tranh đề tài trường em
-Vẽ tranh đề tài an toàn giao thông
-Vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè
-Vẽ tranh đề tài tự do
Tập nặn tạo dáng tự do (4 bài )
- Nặn con vật quen thuộc
-Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng võ hộp
-Nặn dáng người
-Đề tài tự chọn
Thường thức mĩ thuật (4 bài )
- Xem tranh phong cảnh
- Xem tranh của họa sĩ
- Xem tranh dân gian việt nam
- xem tranh của thiếu nhi
THỜI LƯỢNG
Mỗi tuần 1 tiết. Năm học có 35 tiết (trong đó có 1 tiết tổng kết).
Phân phối các loại bài học:
+ Vẽ theo mẫu : 8 tiết
+ Vẽ trang trí : 9 tiết
+ Vẽ tranh : 9 tiết
+ Tập nặn tạo dáng tự do : 4 tiết
+ Thường thức mĩ thuật : 4 tiết
+ Tổng kết năm học : 1 tiết
Tổng cộng : 35 tiết/năm



PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, sản phẩm mà HS tạo ra là do cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của các em, vì thế sản phẩm sẽ không có sự trùng lặp về bố cục, hình vẽ và màu sắc. Để dạy MT ở lớp 4 có hiệu quả, GV cần lưu ý:
Trong mỗi tiết học, GV cần tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn… để lôi cuốn HS vào bài học, gây hứng thú học tập cho các em.
Phát huy tính tích cực học tập của HS (không gò éo, áp đặt), cần gợi ý, động viên để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của mình. Đó là cách dạy – Học MT có hiệu quả, đồng thời phù hợp với đặc điểm của trẻ thơ: thích bộc lộ những gì mình biết, mình làm được.
Trong quá trình giảng dạy, GV cần gợi ý để HS tham gia ý kiến và tổ chức hoạt động theo cặp, theo nhóm để các em có dịp thảo luận, học tập lẫn nhau, nhất là ở các bài Thường thức mĩ thuật (phần đánh giá kết quả học tập…)
Để dạy – học MT có hiệu quả, GV cần lưu ý:
Nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy;
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy – học;
Thực hiện trình tự các hoạt động dạy – học.
Với môn Mĩ thuật, việc kiểm tra bài cũ nên thay bằng kiểm tra đồ dung học tập của HS. Học MT, HS thực hành là chính, thời gian dành cho lí thuyết không nên quá dài (mỗi tiết khoảng 7 đến 10 phút). Bổ sung, củng cố kiến thức thường tiến hành trong phần thực hành –
nguon VI OLET