Tuần 1

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong đời sống.

- Kỹ năng: HS nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.

- Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp: Vẽ cùng nhau

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. GV chuẩn bị

- Sách Dạy-học Mĩ thuật lớp 4.

- Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

- Bảng màu nóng-lạnh

2. HS chuẩn bị

- Sách Học Mĩ thuật lớp 4.

- Chì, màu vẽ, gôm (tẩy), giấy vẽ, giấy màu, kéo hồ dán,

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Khởi động: Đại diện Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi "mời bạn"

- Mời bạn bất kì tìm đồ vật trong lớp có màu đỏ, xanh, lam . GV giới thiệu vào bài.

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ( HS làm việc cả lớp)

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 (sách học MT 4/tr 5), thảo luận tìm hiểu về màu sắc trong thiên nhiên và có trong các sản phẩm mĩ thuật:

 + Màu sắc trong thiên nhiên có đa dạng, phong phú không?

 + Các sản phẩm mĩ thuật có màu sắc giống nhau không?

 + Nếu không có màu sắc các sảm phẩm mĩ thuật có đẹp không?

*GV kết luận về sự đa dạng, phong phú của màu sắc, tầm quan trọng của màu sắc.

- GV giới thiệu ba màu (màu gốc) cơ bản; cho HS quan sát hình 1.3 (sách học MT 4/tr 6) tổ chức HS pha ba màu gốc; Nêu và viết tên màu sau khi được pha trộn từ các cặp màu cơ bản

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.4 (sách học MT 4/tr 6), nêu tên các cặp màu bổ túc

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và 1.6 (sách học MT 4/tr 7), thảo luận, nêu cặp màu tương phản, màu nóng lạnh.

*GV kết luận về màu bổ túc, các cặp màu tương phản và màu nóng, lạnh.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.7 (sách học MT 4/tr 8), thảo luận:

 + Chỉ ra các cặp màu bổ túc có trong bức tranh

 + Em có cảm nhận gì về bức tranh ab?

 + Bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức tranh nào có nhiều màu lạnh?

 + Màu nóng tạo cho em cảm giác gì? Màu lạnh tạo cho em cảm giác gì?

*GV kết luận: Một bức tranh đẹp cần có sự kết hợp hài hòa giữa màu nóng và màu lạnh.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (Làm việc cả lớp )

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 (sách học MT 4/tr 9), gợi ý HS tìm hiểu:

 + Các hình cơ bản được vẽ màu gì?

  


 

 + Sự kết hợp giữa 2 màu khác nhau tạo thành màu gì?

 + Khi các hình cơ bản được vẽ màu, hình có đẹp hơn không? bố cục có chặt chẽ không?

*GV kết luận về cách thực hiện.

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành ( HS làm việc cá nhân)

- HS thực hành vẽ nét tự do hoặc vẽ các hình cơ bản (hình vuông, tròn, hình tam giác,...), sử dụng màu vẽ vào các hình đó. 

 + Đối với HS chậm: Tạo được bố cục đơn giản

 + Đối với HS năng khiếu: Tạo được bố cục chặt chẽ, sử dụng màu vẽ hài hòa.

- GV theo dõi HS vẽ, góp ý.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- HS trưng bày sản phẩm; tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn, nêu cảm nhận về tiết học.

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.

Dặn dò:

- Quan sát, nhận biết tên màu sắc của đồ vật trong gia đình, trong thiên nhiên.

- Chỉnh sửa bài vẽ hoàn chỉnh tiết sau vẽ màu.

  


 

Tuần 2

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, vai trò của màu sắc trong đời sống.

- Kỹ năng: HS nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.

- Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

- Phương pháp: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. GV chuẩn bị : Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

2. HS chuẩn bị: Hồ dán, sản phẩm ở tiết 1

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Khởi động: Đại diện Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi "mời bạn"

- Mời bạn bất kì tìm đồ vật trong lớp có màu đỏ, xanh, lam . GV giới thiệu vào bài.

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ( HS làm việc cả lớp)

- GV gợi ý HS tìm hiểu nội dung các bức tranh:

 + Bức tranh em vẽ, nhóm nào là nhóm chính? nhóm nào là nhóm phụ?

 + Em vẽ bức tranh như thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành ( Làm việc nhóm)

- HS thực hành vẽ bức tranh của nhóm

- GV theo dõi HS thực hành, góp ý.

Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

- GV gợi ý HS trưng bày: Tên nhóm, sản phẩm

- GV gợi ý các nhóm chia sẻ sản phẩm của nhóm trước lớp: Ý tưởng, hình ảnh, màu sắc,...

 + HS chậm: sáng tác câu chuyện đơn giản

 + HS năng khiếu: sáng tác câu chuyện sinh động

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.

- GV gợi ý HS tổng kết chủ đề: Những mảng màu thú vị

Dặn dò:

- Vận dụng kiến thức vè màu sắc vừa học để tạo bức tranh theo ý thích.

- Chuẩn bị: Giấy vẽ, màu vẽ,...để học chủ đề kế tiếp.

 

 

  


 

Tuần 3

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết và nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật

- Kỹ năng:  HS thể hiện được hình dáng con vật bằng các hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều.

- Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

**GDBVMT: HS biết được mối quan hệ giữa con người với con vật, yêu mến có ý thức chăm sóc bảo vệ con vật.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

1. Phương pháp: Vẽ cùng nhau tạo ngân hàng hình ảnh

2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. GV chuẩn bị : Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

2. HS chuẩn bị: Giấy vẽ, màu, keo, kéo, chất liệu tự chọn (giấy màu, vỏ hộp, xốp bi tít, chai lọ, ...)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động: Đại diện Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi "nhìn hình đoán tên con vật". GV giới thiệu vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- Yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 (sách MT4/tr 12, 13), thảo luận, nêu: đặc điểm, hình dáng, màu sắc, hoạt động, môi trường sống của mỗi con vật và các chất liệu thể hiện

- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày.

- GV chốt hoạt động 1, liên hệ GDBVMT.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện

- Yêu cầu HS quan sát hình 2.3, 2.4, 2.5 (sách học MT4/tr 14, 15), trình bày cách thực hiện

 

- GV chốt ý.

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành

- Yêu cầu nhóm thảo luận chọn chất liệu thể hiện

- Tổ chức HS thực hành cá nhân tạo kho ngân hàng hình ảnh, GV theo dõi, góp ý.

+ HS chậm: Tạo đươc dáng con vật đơn giản

+ HSNK: Tạo được dáng con vật sinh động, rõ đặc điểm.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập

Dặn dò: HS chuẩn bị các vật liệu phù hợp tạo không gian cho bức tranh của nhóm ở tiết 2

HS làm việc nhóm

 

- HS quan sát hình 2.1, 2.2 (sách MT4/tr 12, 13), thảo luận theo yêu cầu của GV

 

- Đại diện một số nhóm trình bày

- HS lắng nghe.

HS làm việc nhóm

- HS quan sát hình 2.3, 2.4, 2.5 (sách học MT4/tr 14, 15), trình bày cách thực hiện theo ý riêng

- HS lắng nghe

HS làm việc nhóm, cá nhân

- các nhóm thảo luận

- HS thực hành cá nhân tùy theo khả năng

 

 

 

 

 

- HS nêu cảm nhận riêng

- HS lắng nghe

- HS làm theo lời dặn của GV

  


 

 

Tuần 4

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết và nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật

- Kỹ năng:  HS thể hiện được hình dáng con vật bằng các hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều.

- Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

**GDBVMT: HS yêu mến, biết một số biện pháp chăm sóc con vật.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

1. Phương pháp: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện

2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cả lớp

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. GV chuẩn bị : Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

2. HS chuẩn bị: Keo, kéo, chất liệu tự chọn (giấy màu, vỏ hộp, xốp bi tít, chai lọ, ...)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động: Cho HS hoàn thiện nhanh hình vẽ cá nhân ở tiết 1. GV giới thiệu vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- GV gợi ý HS tìm hiểu bức tranh

+ Em vẽ con vật gì? con vật đã rõ đặc điểm chưa? em nghĩ mình vẽ màu phù hợp chưa?

+ Để tạo thành bức tranh của nhóm, nhóm em cần phải làm gì?

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện

- GV gợi ý HS tạo bức tranh tập thể:

+ Nhóm em xây dựng câu chuyện gì?

+ Câu chuyện đó cần những hình ảnh gì?

+ Câu chuyện đó diễn ra ở đâu? không gian như thế nào?   

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành

- Yêu cầu chọn chất liệu thể hiện, thực hành nhóm tạo bức tranh tập thể, GV theo dõi, góp ý.

+ Nhóm, HS chậm: Tạo được bức tranh có nội dung đơn giản

+ Nhóm, HSNK: Tạo được bức tranh có nội dung sinh động, bố cục chặt chẽ.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập

Dặn dò: HS chuẩn bị các vật liệu phù hợp tạo không gian cho bức tranh của nhóm ở tiết 3

HS làm việc cả lớp

- HS tìm hiểu bức tranh theo gợi ý của GV

 

 

 

 

HS làm việc nhóm

- HS lắng nghe, rút ra cách tạo bức tranh của nhóm

 

 

 

HS làm việc nhóm.

- Các nhóm chọn chất liệu thể hiện

- HS thực hành nhóm  tùy theo khả năng

 

 

 

 

HS làm cả lớp

- HS nêu cảm nhận riêng

- HS lắng nghe

 

- HS làm theo lời dặn của GV

  


 

Tuần 5

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật

- Kỹ năng:  HS thể hiện được hình dáng con vật bằng các hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều.

- Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

**GDBVMT: HS biết phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

1. Phương pháp: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện

2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cả lớp

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. GV chuẩn bị : Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

2. HS chuẩn bị: Keo, kéo, chất liệu tự chọn (giấy màu, vỏ hộp, xốp bi tít, chai lọ, ...)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động: Cho HS hoàn thiện nhanh sản phẩm của nhóm ở tiết 2. GV giới thiệu vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- GV gợi ý HS tìm hiểu bức tranh

+ Nhóm em xây dựng câu chuyện gì?

+ Câu chuyện đó diễn ra ở đâu? không gian như thế nào?

+ Nhóm em sắp xếp hình ảnh đã hợp lí chưa?

+ Theo em, bức tranh có cần thêm hay bớt hình ảnh nào không?

+ Nếu them hình ảnh em sẽ thêm như thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành

- Tổ chức các nhóm thực hành, GV theo dõi, góp ý.

+ Nhóm, HS chậm: Tạo được bức tranh có nội dung đơn giản

+ Nhóm, HSNK: Tạo được bức tranh có nội dung sinh động, bố cục chặt chẽ.

Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập

Dặn dò: HS chuẩn bị bài thuyết trình cho ý tưởng của nhóm.

HS làm việc cả lớp

- HS tìm hiểu bức tranh theo gợi ý của GV

 

 

 

 

 

 

 

HS làm việc nhóm.

- HS thực hành nhóm  tùy theo khả năng

 

 

 

 

HS làm cả lớp

- HS nêu cảm nhận riêng

- HS lắng nghe

 

- HS làm theo lời dặn của GV

 

  


 

Tuần 6

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Tiết 4)

 

I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức: HS nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật

 - Kỹ năng:  HS tạo được hình dáng con vật bằng các hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều; sắp xếp các hình ảnh thành bức tranh tập thể.

 - Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

 **GDBVMT: HS biết tham gia vào các hoạt động bảo vệ động vật.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

 1. Phương pháp: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện

 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp

III. CHUẨN BỊ

 1. GV chuẩn bị : Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

 2. HS chuẩn bị: Sản phẩm ở tiết 3, bài thuyết trình.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 1. Ổn định

 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập, nhận xét nhanh một số sản phẩm ở tiết 3

        3. Bài mới: Lớp hát tập thể bài hát " Lớp chúng mình". GV giới thiệu vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

- GV chia khu vực trưng bày

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm

- GV hướng dẫn HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm (chủ đề bức tranh, các hoạt động, hình ảnh, màu sắc, cách sắp xếp các hình ảnh trong tranh).

- GV gợi ý HS trong lớp cùng tham gia đặt câu hỏi để nhóm chia sẻ, học tập:

+ Nhóm bạn sắp xếp hình ảnh như vậy đã hợp lí chưa? có cần thêm, bớt hình ảnh nào không?

Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học, GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.

HS làm việc cả lớp

- Các nhóm nhận vị trí trưng bày của nhóm mình và trưng bày.

- Các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình theo gợi ý của GV.

 

 

- Các nhóm, HS trong lớp cùng tham gia đặt câu hỏi để nhóm chia sẻ, học tập.

 

 

HS làm việc cả lớp

- HS nêu cảm nhận riêng

- HS lắng nghe

 4. Củng cố- dặn dò:

 - GV gợi ý HS tổng kết chủ đề 2. Nhắc HS có thể Sáng tạo các con vật từ vật liệu dễ tìm dđể trang trí góc học tập của em

 - Chuẩn bị: Giấy vẽ, hồ dán, màu vẽ, kéo, dây, nút áo,...để học chủ đề 3.

  


 


Tuần 7

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG (Tiết 1)

 

I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức: Phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế.

 - Kỹ năng:   HS tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật,...theo ý thích.

 - Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

 1. Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm, vẽ cùng nhau tạo ngân hàng mặt nạ.

 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cặp, cá nhân.

III. CHUẨN B

 1. GV chuẩn bị: Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

 2. HS chuẩn bị: Màu, giấy vẽ, kéo

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 1.Ổn định: Ban cán sự lớp báo cáo sĩ số.

 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, nhận xét.

 3. Bài mới: Tổ chức lớp chơi trò chơi "đố bạn". GV giới thiệu vào bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 (MT4/tr 18), thảo luận nhóm, tìm hiểu về một số mặt nạ, chất liệu, hình dạng, cách trang trí, màu sắc,...

- Mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện

-Yêu cầu HS quan sát hình 3.2 (MT4/tr 19), thảo luận cặp, trình bày cách tạo mặt nạ.

- Mời đại diện 2 cặp trình bày, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV chốt cách thực hiện.

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành

- Yêu cầu HS quan sát hình 3.3 (MT4/tr 20), tham khảo ý tưởng

- Tổ chức HS thực hành tạo một mặt nạ theo ý thích, GV theo dõi, góp ý thêm.

+ HS chậm tạo được một mặt nạ đơn giản

+ HSNK tạo được mặt nạ rõ đặc điểm, có biểu hiện cảm xúc.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- Nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS

HS làm việc nhóm

- HS thảo luận nhóm theo gợi ý của GV

 

 

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe.

HS làm việc cặp

- HS quan sát, thảo luận cặp, trình bày cách tạo mặt nạ.

- Đại diện 2 cặp trình bày, các cặp khác nhận xét, bổ sung. Lắng nghe.

HS làm cá nhân

- HS quan sát, tham khảo ý tưởng

 

- HS thực hành (HS chậm, HS năng khiếu làm theo khả năng)

 

 

 

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- HS lắng nghe.

 4.Củng cố-Dặn dò: gợi ý HS củng cố bài. Nhắc HS chuẩn bị sản phẩm ở tiết 1, vật liệu yêu thích để học chủ đề 3, tiết 2.

  


 

Tuần 8

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG (Tiết 2)

 

I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức: Phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế.

 - Kỹ năng:  HS tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật,...theo ý thích.

 - Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

 1. Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm

 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cả lớp

III. CHUẨN BỊ

 1. GV chuẩn bị: Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

 2. HS chuẩn bị: Màu, giấy vẽ, hồ dán, vật liệu tìm được.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 1.Ổn định: Ban cán sự lớp báo cáo sĩ số.

 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, nhận xét.

 3. Bài mới: Cho HS hoàn thiện nhanh sản phẩm ở tiết 1. GV giới thiệu vào bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- GV gợi ý HS tìm hiểu nội dung bức tranh:

+ Em tạo mặt nạ dùng trong loại hình sân khấu nào?

+ Mặt nạ đó thể hiện trang thái cảm xúc nào?

+ Mặt nạ đó đã rõ đặc điểm chưa?

+ Để mặt nạ đó sinh động hơn em cần phải làm gì?

Hoạt động 2: Thực hành

- Tổ chức HS thực hành chỉnh sửa, tạo mặt nạ sinh động hơn

- GV theo dõi, góp ý

Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

- GV gợi ý HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm trước lớp: Ý tưởng thể hiện, chất liệu, hình ảnh, màu sắc,...        

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- Nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS

HS làm cả lớp

- HS tìm hiểu nội dung bức tranh theo gợi ý của GV

 

 

 

 

 

HS làm việc nhóm

- HS thực hành theo gợi ý của GV

 

 

HS làm cả lớp

- HS trưng bày, chia sẻ trước lớp.

 

 

 

- HS nêu cảm nhận theo ý riêng

- HS lắng nghe.

 4.Củng cố-Dặn dò: gợi ý HS tổng kết chủ đề. Nhắc HS sáng tạo hình mặt nạ bằng cách khác nhau; chuẩn bị giấy vẽ, màu, bìa sách (báo, tạp chí),...để học chủ đề 4.

  


 

Tuần 9

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh, nét đậm và kiểu chữ trang trí

 - Kỹ năng:  Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người theo ý thích.

 - Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

 1. Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm

 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cả lớp

III. CHUẨN BỊ

 1. GV chuẩn bị: Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

 2. HS chuẩn bị: Màu, giấy vẽ, hồ dán, vật liệu tìm được.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 1.Ổn định: Ban cán sự lớp báo cáo sĩ số.

 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, nhận xét.

 3. Bài mới: Lớp khởi động với trò chơi đố bạn. GV giới thiệu vào bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- Yêu cầu HS quan sát (H 4.1, MT4/tr22, 23), thảo luận nhóm, nêu đặc điểm chữ nét đều, nét thanh nét đậm, chữ trang trí.

- Mời đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm bổ sung, GV chốt.

- Yêu cầu HS quan sát (H 4.2, 4.3; MT4/tr23, 24), tìm thêm ý tưởng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện

-Yêu cầu HS quan sát (H 4.4; MT4/tr25), nêu cách thực hiện, lớp bổ sung.

- GV vẽ mẫu

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành

- Tổ chức HS thực hành, tạo dáng tên của mình và trang trí, GV theo dõi, góp ý.

+ HSNK: Tạo dáng con chữ sinh động    

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- Thu một số sản phẩm nhận xét

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- Nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS

HS làm việc nhóm

- HS quan sát, thảo luận nhóm theo gợi ý của GV.

 

- Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm bổ sung, lắng nghe GV chốt

- HS quan sát, tìm thêm ý tưởng.

 

HS làm việc cả lớp

- HS thực hành theo gợi ý của GV

 

- HS quan sát GV vẽ mẫu

HS làm cá nhân

- HS thực hành, tạo dáng tên của mình và trang trí theo khả năng.

 

HS làm việc nhóm

- HS nộp sản phẩm

- HS nêu cảm nhận theo ý riêng

- HS lắng nghe.

 4.Củng cố-Dặn dò: gợi ý HS củng cố bài. Nhắc HS chuẩn bị giấy A3, màu, kéo, hồ dán, sản phẩm tiết 1...để học chủ đề 4, tiết 2.

 

  


 

Tuần 10

Lớp: 4                                                                                 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....

 

CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ (Tiết 2)

 

I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức: Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh, nét đậm và kiểu chữ trang trí

 - Kỹ năng:  Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người theo ý thích.

 - Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

 1. Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm

 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cả lớp, cá nhân.

III. CHUẨN BỊ

 1. GV chuẩn bị: Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.

 2. HS chuẩn bị: Màu, giấy vẽ, hồ dán, vật liệu tìm được, sản phẩm ở tiết 1.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 1.Ổn định: Ban cán sự lớp báo cáo sĩ số.

 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, nhận xét.

 3. Bài mới: GV nhận xét nhanh một vài sản phẩm ở tiết 1. GV giới thiệu vào bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- GV gợi ý HS tìm hiểu bức tranh

+ Em tạo dáng và trang trí chữ gì?

+ Các con chữ sắp xếp hợp lý với phần giấy chưa?

+ Các con chữ có thống nhất kiểu chữ không?

+ Màu vẽ phù hợp chưa?

+ Em có cần thêm hay bớt chi tiết nào không?

+ Để các con chữ sinh động hơn em chọn chất liệu nào để thể hiện? ( xé dán, tạo hình 3D,...)

Hoạt động 2: Thực hành

- Yêu cầu HS thực hành, chỉnh sửa, tạo dáng chữ theo chất liệu yêu thích.

+ HS chậm: Tạo được dáng chữ, trang trí đơn giản.

+ HSNK: Tạo được được dáng chữ, trang trí sinh động.

- GV theo dõi, góp ý thêm

Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

- Tổ chức HS trưng bày, GV theo dõi, góp ý.

- GV gợi  ý HS giới thiệu sản phẩm (ý tưởng)

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

HS làm việc nhóm

- HS tìm hiểu bức tranh theo gợi ý của GV.

 

 

 

 

 

 

HS làm cá nhân

- HS thực hành, chỉnh sửa, tạo hình theo chất liệu yêu thích 

- HS chậm, HS năng khiếu thực hành theo khả năng

- HS lắng nghe

HS làm cả lớp

- HS trưng bày theo gợi ý của GV

- HS giới thiệu sản phẩm theo ý riêng

HS làm cả lớp

- HS nêu cảm nhận về tiết học

- HS lắng nghe

 4. Củng cố-dặn dò: GV gợi ý HS củng cố bài; nhắc HS chuẩn bị giấy A 4, giấy rô ki, màu vẽ, chì hoặc đất nặn để học tiếp chủ đề 4, tiết 3.

 

 

  

nguon VI OLET