Phụ lục II
Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên
( Kèm theo công văn số 2534/BDGĐT-VP
ngày 19/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Tên sản phẩm: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
2. Mục tiêu giáo dục:
- Kiến thức:
+ Giúp cho HS đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng. Sau mỗi bài TĐN, các em có thể ghép được lời ca, hát đúng giai điệu của bài TĐN số 1.
+ Giúp HS phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
- Kỹ năng:
+ Qua bài tập đọc nhạc và nghe giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc, giúp các em tích lũy thêm những giai điệu giàu tính thẩm mĩ, làm phong phú “vốn liếng” âm nhạc và bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc thêm nhạy bén, tinh tế.
- Thái độ:
+ Qua bài TĐN các em có thể vận dụng tìm hiểu sử dụng những bài hát ngắn gọn, đơn giản để có thể tự tập đọc hoặc gõ đệm bằng các nhạc cụ…
+ Qua phần giới thiệu nhạc cụ các em có thế sưu tầm một số tranh ảnh, âm thanh của các loại nhạc cụ dân tộc khác để tìm hiểu.
3. Đối tượng dạy học:
- 3 tiết học của học sinh lớp 4A, 4B, 4C (mỗi tiết 35 phút), tồng số học sinh 3 lớp: 83 em, khối lớp 4.
4. Ý nghĩa của sản phẩm:
+ Giúp các em phát triển tai nghe âm nhạc, hỗ trợ cho việc học chuẩn xác về cao độ, trường độ.
+ Góp phần nâng cao tính thẩm mĩ âm nhạc, phát triển trí tuệ và tình cảm, năng lực tư duy trừu tượng và óc phân tích, tổng hợp, biết giải quyết các tình huống khi phải xử lý các kí hiệu trên giấy biến thành âm thanh vang lên một giai điệu cụ thể.
+ Qua bài học, giúp học sinh được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mĩ và nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có văn hóa âm nhạc.
5. Nội dung của sản phẩm:
Hoạt động 1 : TĐN số 1 SON LA SON
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng cao độ, trường độ và ghép được lời ca của bài Tập đọc nhạc số 1.
Cách tiến hành:
- Giáo viên treo bảng phụ và hỏi học sinh:
+ Bài TĐN có những cao độ nào? Hình nốt nào? (Cao độ Đô, Rê, Mi, Son, La)
- Giáo viên đàn cao độ cho học sinh nghe và đọc theo đàn.



- Giáo viên đưa mẫu tiết tấu của bài, sau đó kêu cá nhân học gõ tiết tấu mẫu. Sau đó giáo viên nhận xét và tiến hành hướng dẫn học gõ đệm tiết tấu bằng thanh phách. Bên cạnh đó giáo viên sửa sai kịp thời cho những em gõ tiết tấu chưa chính xác.



- Giáo viên đưa bảng phụ bài tập đọc nhạc số 1: Son la son













- Giáo yêu cầu cá nhân nhìn bảng phụ và đọc tên nốt nhạc trên khuông (Son La Son/ La La Son. Mi Son Mi/ Mi Rê Đô). Sau đó yêu cầu học sinh chia câu bài tập đọc nhạc. Bài tập đọc nhạc có thể chia làm 2 câu, tương ứng với 2 khuông nhạc cho sẵn.
- Giáo viên tiến hành đàn giai điệu từng câu, mỗi câu đàn 3 lần cho học nghe và yêu cầu học sinh đọc lại cao độ từng câu theo đàn.
- Sau khi học xong cao độ của bài giáo viên tiến hành cho học sinh đọc tên nốt toàn bài theo giai điệu, học sinh đã đọc bài nhuần nhuyễn rồi giáo viên tiến hành cho học sinh hát lời ca kết hợp gõ đệm tiết tấu bằng thanh phách.
- Giáo viên cho học sinh luyện tập từng nhóm, cá nhân đọc bài theo giai điệu đàn.
- Sau mỗi lần nhóm hoặc cá nhân luyện tập với đàn thì giáo viên tổ chức cho các em học sinh đánh giá lẫn nhau và cuối cùng giáo viên là người nhận xét chung.

Hoạt động 2:Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được một số loại nhạc cụ của dân tộc và âm thanh của nhạc cụ.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa các tranh ảnh 4 loại nhạc cụ: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tỳ bà cho học sinh quan sát
nguon VI OLET