Ngày soạn: .../ 9/ 2007
Ngày dạy: .../ 9/ 2007
Tiết 3: Bài 3: dân chủ và kỉ luật
A. Mục tiêu:
1.Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật; biểu hiện của dân chủ và kỉ luật; ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và xã hội.
2. Biết giao tiếp, ứng xử và thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật; biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội về tính dân chủ, tính kỉ luật; biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3. Có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, các hoạt động (gia đình, nhà trường xã hội); học tập, noi gương những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật; biết góp ý, phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Nêu vấn đề.
- Kích thích tư duy.
C. Tài liệu phương tiện:
- SGK, SGV GDCD9.
- Phiếu học tập.
- Những ví dụ về dân chủ hoặc không dân chủ; kỉ luật tốt hoặc thiếu kỉ luật.
D. Tiến trình lên lớp:
I. định tổ chức: ( 1 phút)
Vắng: 9A:.....................................................9B:..........................................................
9C:......................................................9D:.........................................................
9E:......................................................9G..........................................................
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
1. Tự chủ là gì? Thế nào là người có tính tự chủ?
2. Đức tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” . Vì sao Đảng và Nhà nước ta có chủ trương như vậy?
Để hiểu được vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
2. Triển khai bài:

 Hoạt động thầy trò
 Nội dung

12’































5’







9’

















6’









Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề để hiểu nội dung của dân chủ và kỉ luật.
- Gọi 1 HS đọc phần đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung sau:
N1, 2: Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai tình huống trên.
N3, 4: Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.
- Các nhóm thảo luận 3 phút, cử thư kí, tổ trưởng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
? Dân chủ là gì?





? Thế nào là kỉ luật?



* GV cho HS liên hệ thực tế ( ở lớp, ở trường, ngoài xã hội).
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luuật.
? Theo em giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Lấy ví dụ.



Hoạt động 3: Phân tích tác dụng của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật.
? Việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo có tác dụng gì?
? Việc làm của ông giám đốc có tác hại gì?
? Em hãy nêu một số việc làm thiếu dân chủ hiện nay của một số cơ quan quản lí nhà nước và hậu quả của việc làm đó?
? Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật có tác dụng gì?





Hoạt động 4: Tìm biện pháp để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật
nguon VI OLET