Thứ hai ,ngày 24 tháng 03 năm 2008
TẬP ĐỌC
TRANH LÀNG HỒ
I-Mục tiêu:
-HS đọc thành thạo, diễn cảm bài.
-Hiểu nghĩa từ mới, từ khó trong bài.
-Ý nghĩa: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc & nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II-Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK; sưu tầm tranh làng hồ (nếu có)
III-Các hoạt động dạy- học:
A-Bài cũ:
-2 HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân & trả lời câu hỏi bài đọc.
B-Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu: Bản sắc văn hoá của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống & phong tục tập quán mà còn ở những vật phẩm văn hoá. Bài học hôm nay...
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc:
- 1-2 HS (khá, giỏi) nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS xem tranh SGK & tranh làng Hồ sưu tầm dược (nếu có).
- 2-3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
Có thể chia bài tập đọc thành 3 đoạn: (Mỗi lần xuống dòng được xem là 1 đoạn)
- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng (thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải).
-HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của bức những tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình,...
b)Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+Hãy kể những bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. (Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, tranh tố nữ,...)
*GV: Làng Hồ là một trong những làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế thừa & phát huy truyền thống của Làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi gắn liền với cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
+Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than,...)
+Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
*GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời & quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có ND rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức rất tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người nghệ sĩ tạo nên những bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
-HS kể tên 1 số làng nghề ở 1 số địa phương. ( Dệt lụa ở Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc,...).
c)Luyện đọc lại:
-3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng ND từng đoạn.
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.(Có thể chọn đoạn: Từ ngày còn ít tuổi...hóm hỉnh và vui tươi.).
-HS luyện đọc theo nhóm./ Các nhóm cử đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp.
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
…………………………………………….
TOÁN
LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
-HS biết vận dụng công thức tính vận tốc vào giải toán
-Rèn kĩ năng giải toán cho HS.
II- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài tập 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT./ 1 HS nhắc lại công thức tính vận tốc.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng
nguon VI OLET